tailieunhanh - Dẫn liệu bước đầu về giun đất ở vùng núi nội địa tỉnh Kiên Giang

Nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung ở đồng bằng, vùng núi của khu vực này vẫn chưa có dẫn liệu nào về giun đất. Bài báo này sẽ cung cấp dẫn liệu đầu tiên về giun đất cho vùng núi ĐBSCL nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ GIUN ĐẤT Ở VÙNG NÚI NỘI ĐỊA TỈNH KIÊN GIANG NGUYỄN THANH TÙNG, NGUYỄN THÀNH DƯƠNG, PHẠM THANH TOÀN Trường Đại học Cần Thơ Khu hệ giun đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2007 và cho đến nay mới có 16 loài giun đất được xác định, trong đó còn khá nhiều taxon chưa xác định được tên đến loài. Nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung ở đồng bằng, vùng núi của khu vực này vẫn chưa có dẫn liệu nào về giun đất. Bài báo này sẽ cung cấp dẫn liệu đầu tiên về giun đất cho vùng núi ĐBSCL nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Vùng núi nội địa tỉnh Kiên Giang chỉ tập trung ở huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dư ới 200 m, chủ yếu nằm ở ven biển. Dựa vào cấu tạo địa chất có thể chia các núi ở đây thành 3 loại: Núi đá granit (gồm Hòn Đ ất, Hòn Me, Hòn Sóc), núiđá vôi (gồm Chùa Hang, Thạch Động, Ba Tài, hang Cá Sấu, Đá Dựng), núi đá bazan (đá phiến xen với núi đá macma phun trào, gồm Tô Châu, Địa Tạng, Đất Đỏ, Tà Bang, Ba Trại, Đèn). Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của ĐBSCL, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm Mẫu giun đất được thu vào tháng 11/2010 tại 15 núi (thuộc 3 loại: Núi đá granit, núi đá vôi và núi đá bazan) ở huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và thu theo các sinh cảnh: Vườn xoài chân núi, rừng trồng và rừng tự nhiên. Vị trí của mỗi điểm thu mẫu được thể hiện ở Hình 1. 2. Phương pháp nghiên c ứu Mẫu định lượng thu theo phương pháp của Ghilarov (1975), giun đất được thu trong các hố đào có kích thước 50 cm x 50 cm (= 0,25 m2), thu theo lớp đất dày 10 cm cho đến khi không gặp giun nữa. Mẫu định tính được thu trong phạm vi mở rộng hơn so với khu vực thu mẫu định lượng. Mẫu được định loại theo các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.