tailieunhanh - Hiện trạng các loài cây bị đe dọa ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Trong bài báo này, nêu lên hiện trạng của các loài cây bị đe dọa ở VQG Hoàng Liên-Sa Pa nhằm đặt nền móng cho việc bảo tồn chúng tại VQG được coi là di sản của châu Á này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÂY BỊ ĐE DỌA Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI ĐINH MẠNH TUẤN Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Sa Pa, Lào Cai ĐỖ THỊ XUYẾN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Trong nghiên cứu đa dạng thực vật, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị tiêu diệt để bảo tồn nguồn gen trong hệ thực vật vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng, góp phần định hướng cho chính sách ưu tiên trong công tác ảo b tồn. Vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên-Sa Pa là một trong những khu vực có tính đa dạng thực vật cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, sức ép dân số cũng đã gây nên những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật tại khu vực này. Việc khai thác gỗ trái phép, khai thác gỗ và lâm sản làm nguyên liệu sản xuất, khai thác dược liệu, cây cảnh cộng với việc gây cháy rừng như vụ hỏa hoạn năm 2010 đã làm diện tích cũng như chất lượng rừng cùng các hệ sinh thái rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Các tác động đó đã làm cho số loài có nguy cơ bị tiêu diệt ngày càng cao. Trong bài báo này, chún g tôi nêu lên hiện trạng của các loài cây bị đe dọa ở VQG Hoàng Liên-Sa Pa nhằm đặt nền móng cho việc bảo tồn chúng tại VQG được coi là di sản của châu Á này. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật thuộc VQG Hoàng Liên-Sa Pa, đặc biệt quan tâm đến các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong Danh mục các loài có nguy cơ bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2004) và trong Phụ lục của Nghị định số 32 của Chính phủ (30/3/2006) về việc cấm hay hạn chế khai thác sử dụng các loài động vật thực vật hoang dã vì mục đích thương mại. 2. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp điều tra thực địa theo tuyến, điều tra theo ô tiêu chuẩn, đặt các điểm quan sát theo dõi trực tiế p về thành phần loài, số lượng loài. Đồng thời áp dụng phương pháp phỏng vấn nhanh với sự tham gia của người dân (PRA) để tìm thông tin về thành phần loài, sự thay .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN