tailieunhanh - Vê di sản công giáo Việt Nam

Nội dung bài viết tập trung đề cập đến những quan điểm, cách phân loại về di sản Công giáo Việt Nam, một số suy nghĩ về việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến di sản Công giáo ở Việt Nam, cũng như cách thức lưu giữ và khai thác di sản Công giáo cho mục tiêu phát triển. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2015 74 NGUYỄN THẾ NAM * VỀ DI SẢN CÔNG GIÁO VIỆT NAM Tóm tắt: Công giáo đã được truyền bá vào Việt Nam khoảng trên 400 năm1, và hiện đã là một trong những tôn giáo có nhiều tín đồ ở Việt Nam2. Trong một thời gian dài, người Công giáo Việt Nam đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần riêng, được cẩn thận lưu giữ theo tiến trình lịch sử. Nhưng dường như không phải tất cả những giá trị đó đã được cả người Công giáo và ngoài Công giáo chấp nhận, mà ngược lại, có những nhân tố/giá trị làm nảy sinh mâu thuẫn. Do đó, đến nay vẫn còn những đánh giá khác nhau về các giá trị Công giáo, trong đó có vấn đề di sản Công giáo. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến những quan điểm, cách phân loại về di sản Công giáo Việt Nam, một số suy nghĩ về việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến di sản Công giáo ở Việt Nam, cũng như cách thức lưu giữ và khai thác di sản Công giáo cho mục tiêu phát triển. Từ khóa: Công giáo, di sản, Việt Nam. 1. Về vấn đề di sản và di sản văn hóa Ở Việt Nam có những cách hiểu khác nhau về khái niệm di sản: Di sản là sản nghiệp của người chết để lại3; Di sản là những công trình, những tài sản, những thứ có giá trị (về lịch sử, văn hóa, khoa học.) của người xưa để lại cho đời sau4; Di sản dùng để chỉ những gì còn lưu lại từ thời trước. Chúng ta thường nói: Di sản văn hóa truyền thống, di sản của chế độ quân chủ, di sản của chủ nghĩa thực dân. Như vậy, di sản có thể được hiểu theo nghĩa tốt và nghĩa không tốt5. Dù được hiểu theo cách nào thì di sản luôn mang trong nó những mã văn hóa nhất định, và trên cơ sở nghiên cứu di sản, chúng ta có thể hiểu được nền văn hóa tạo ra những di sản đó. Nhìn chung, di sản được hiểu là tài sản tập thể của một cộng đồng văn hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả * Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Thế Nam. Về di sản Công giáo Việt Nam. 75 các di sản đều là di sản văn hóa. Dựa trên tính giá trị và tính đặc .