tailieunhanh - Kết quả điều tra các loài xén tóc (cerambycidae, coleoptera) dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên

Trong bài báo này, đưa ra thành phần và sự phân bố của các loài Xén tóc từ kết quả điều tra trong các năm 2008, 2009 và 2011 ở khu vực nghiên cứu nói trên. Công trình nghiên cứu này được sự hỗ trợ của đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số VAST . | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC LOÀI XÉN TÓC (CERAMBYCIDAE, COLEOPTERA) DỌC TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA TÂY NGUYÊN HOÀNG VŨ TRỤ, TẠ HUY THỊNH, CAO THỊ QUỲNH NGA Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua 4 tỉnh của Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông có chiều dài 538 km. Trong phạm vi 2 km ở hai bên đường hầu như không còn rừng tự nhiên, với cảnh quan là hệ sinh thái tự nhiên bị ảnh hưởng mạnh bởi hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt của con người, ở đây chỉ còn lại sự có mặt của rừng trồng (chủ yếu là thông), các khu dân cư xen ẽk với các hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, tiêu, ca cao, chè. Cho tới nay, chưa có nghiên cứu riêng nào về họ Xén tóc ở khu vực Tây Nguyên. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra thành phần và sự phân bố của các loài Xén tóc từ kết quả điều tra trong các năm 2008, 2009 và 2011 ở khu vực nghiên cứu nói trên. Công trình nghiên cứu này được sự hỗ trợ của đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số VAST . I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: Các đợt điều tra thực địa được triển khai vào các tháng 6/2008, tháng 5/2009 và tháng 4, 5 và tháng 6/2011. Địa điểm nghiên cứu: 9 điểm đại diện được chọn để nghiên cứu điều tra mẫu định lượng, trong đó tỉnh Kon Tum có 2 điểm thuộc huyện Đắk Hà; tỉnh Gia Lai có 4 điểm thuộc huyện Chư Prông và huyện Chư Sê; tỉnh Đắk Lắk có 2 điểm thuộc huyện Krông Buk; tỉnh Đắk Nông có 1 điểm ở huyện Đắk Song. Ngoài ra, chúng tôi chọn 2 điểm đối chứng là Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum) và Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai). Các điểm điều tra định lượng trên phản ánh 4 kiểu cảnh quan chính như sau: Sinh cảnh 1 (SC1): Gồm các điểm thị trấn Đắk Hà; xã Đắk Mar (huyện Đắk Hà), thuộc tỉnh Kon Tum. Đặc điểm của cảnh quan này là ừ r ng tự nhiên có bị khai thác (khu rừng đặc dụng Đắk Uy) và có các cây trồng là keo, bạch

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.