tailieunhanh - Kết quả điều tra bộ cánh vảy (lepidoptera, insecta) dọc cung đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên
Bài viết này công bố kết quả điều tra ban đầu về hiện trạng một số họ thuộc bộ Cánh vảy dọc theo cung đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên. Công trình có sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam mã số VAST và đề tài hỗ trợ nhiệm vụ hợp tác quốc tế giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật với Trường Đại học Uljanovsk thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu song phương giữa Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam với Quỹ nghiên cứu cơ bản Nga. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BỘ CÁNH VẢY (LEPIDOPTERA, INSECTA) DỌC CUNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA KHU VỰC TÂY NGUYÊN HOÀNG VŨ TRỤ, TRẦN THIẾU DƯ, TẠ HUY THỊNH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việc mở tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế náo nhiệt dọc hai bên đường làm xáo trộn cảnh quan môi trường có thể sẽ gây ra sự thay đổi thành phần, cấu trúc của côn trùng, tính chất phân bố cũng như vai trò của một số loài. Từ năm 2004 -2009, nhóm nghiên cứu côn trùng thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã triển khai đánh giá sự đa dạng về côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ Thanh Hóa tới Quảng Nam và nay tiếp tục nghiên cứu trên đoạn qua khu vực Tây Nguyên từ Kon Tum tới Đắk Nông. Bài viết này công bố kết quả điều tra ban đầu về hiện trạng một số họ thuộc bộ Cánh vảy dọc theo cung đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên. Công trình có sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam mã số VAST và đề tài hỗ trợ nhiệm vụ hợp tác quốc tế giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật với Trường Đại học Uljanovsk thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu song phương giữa Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam với Quỹ nghiên cứu cơ bản Nga. I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Địa bàn nghiên cứu là toàn bộ hai bên cung đường Hồ Chí Minh (với khoảng cách 2km mỗi bên đường) qua khu vực 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Tổng chiều dài cung đường nghiên cứu là hơn 538 km từ vĩ độ N tới N; đi qua trên 100 xã và đơn vị hành chính tương đương, thuộc 20 huyện, thị xã, thành phố. Đặc điểm cảnh quan chung của khu vực hai bên đường là hệ sinh thái tự nhiên bị ảnh hưởng rất mạnh bởi hoạt động của con người với rất ít các vạt rừng tự nhiên nhỏ lẻ còn sót lại, chủ yếu là rẫy cà phê, rừng cao su, vườn một số cây công nghiệp khác và rừng thông hay các khu dân cư. Việc điều tra thu thập vật mẫu nghiên cứu
đang nạp các trang xem trước