tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn Geobacillus stearothermophilus để phát hiện nhanh dư lượng kháng sinh trong sữa
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng được quy trình chế tạo test thử từ bào tử vi khuẩn Geobacillus stearothermophilus để phát hiện nhanh dư lượng kháng sinh trong sữa tươi nguyên liệu. luận văn. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------- VƢƠNG THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI KHUẨN Geobacillus stearothermophilus ĐỂ PHÁT HIỆN NHANH DƢ LƢỢNG KHÁNG SINH TRONG SỮA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------- VƢƠNG THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI KHUẨN Geobacillus stearothermophilus ĐỂ PHÁT HIỆN NHANH DƢ LƢỢNG KHÁNG SINH TRONG SỮA Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 60420107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THỊ ĐÀM LINH Hà Nội - Năm 2017 Luận văn thạc sỹ MỞ ĐẦU Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1928 bởi Alexander Flemming, chất kháng sinh được coi là công cụ hữu hiệu trong việc điều trị bệnh cho người và động vật. Chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi truồng thủy hải sản, có tác dụng rất lớn là giúp cho vật nuôi trồng chống lại bệnh tật. Việc sử dụng chất kháng sinh trong chăn nuôi đã được chứng minh là làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, khả năng thu nhận thức ăn của vật nuôi đề kháng lại các bệnh tật. Do hiệu quả nhanh và mạnh, chất kháng sinh hiện nay được sử dụng tràn lan và phổ biến trong chăn nuôi mà không được kiểm soát. Điều này dẫn đến một thực trạng là hiện tượng tồn dư chất kháng sinh trong vật nuôi gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Tại Việt Nam, trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay người dân sử dụng rất tùy tiện các loại thức ăn có chứa chất tăng trọng và thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa, trị bệnh cho vật nuôi và giúp vật nuôi mau ăn chóng lớn. Hậu quả là dư lượng chất kích thích và thuốc kháng sinh trong thực phẩm từ vật nuôi này vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần. Trong ngành sản xuất sữa hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và chữa bệnh cho bò (phổ biến là bệnh viêm vú bò) là nguyên nhân gây ra sự tồn dư thuốc kháng sinh trong mô và trong sữa của bò. Kháng sinh tồn dư trong sữa bò, dê, cừu gây ức chế vi .
đang nạp các trang xem trước