tailieunhanh - Dẫn liệu về thành phần loài cá và hiện trạng sử dụng nguồn lợi cá ở khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang

Nhằm bảo vệ và tái tạo các giá trị chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước ở khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội của vùng biên giới, đồng thời sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái mang tính toàn diện và chiến lược nhằm phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học ở vùng này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỢI CÁ Ở KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, TỈNH AN GIANG THÁI NGỌC TRÍ, HOÀNG ĐỨC ĐẠT, NGUYỄN VĂN SANG Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh Khu Bảo vệ cảnh quan (KBVCQ) Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn của 3 xã Văn Giáo, Ô Long Vĩ và Thái Sơn thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tổng diện tích 845ha, toạ độ địa lý: 10o33’ - 10o36’ vĩ độ Bắc; 105 o02’- 105o04’ kinh độ Đông, cách biên giới giữa Việt Nam và Campuchia kho ảng 10 km về phía Tây Bắc và cách sông Mê Kông kho ảng 15km về phía Đông Bắc. Cảnh quan và môi trường xung quanh của vùng này đã thay đổi từ dạng các lòng chảo trũng ngập nước theo mùa thành những ô tứ giác mà môi trường đất và nước được kiểm soát ngày càng chặt chẽ. Sự giàu có về đa dạng sinh học của vùng Tây sông Hậu đã bị thu hẹp dần. Trong bối cảnh đó, khu vực Trà Sư còn lại một vết tích cuối cùng của vùng đồng bằng trũng Tây sông hậu và một dấu chấm xanh về sự đa dạng sinh học trên bản đồ các vùng đất ngập nước của Việt Nam. Khu vực Trà Sư chịu ảnh hưởng lũ từ 2 hướng, đó là lũ tràn từ Campuchia qua các cống từ Châu Đốc đến Nhà Bàn chiếm 75-80% tổng lưu lượng lũ của vùng và lũ từ sông Hậu qua kênh rạch vào nội đồng chiếm 20-25%. Do vậy, môi trường của KBVCQ Rừng tràm Trà Sư chịu tác động mạnh mẽ của lũ từ sông Mê Kông và từ phía Campuchia, v ới mức độ vùng ngập lũ sâu (khoảng 2,53,0m). Ch ế độ thủy văn ở khu vực Tri Tôn, Trà Sư chịu ảnh hưởng trực tiếp của các kênh Vĩnh Tế, kênh Đào (kênh Số 2), kênh Cần Thảo, kênh Vịnh Tre, kênh Bình An, kênh Vĩnh Lợi, rạch Cần Đưng và s ự vận hành của các đập Trà Sư, Tha La có tác dụng điều tiết mực nước trong vùng. Việc bảo vệ, tái tạo, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học nói chung, nguồn lợi thủy sản nói riêng và những giá trị lịch sử văn hóa nhân văn của vùng đất ngập nước này đang đư ợc tỉnh An Giang quan tâm. Nhằm bảo vệ và tái tạo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.