tailieunhanh - Khả năng kháng nấm gây bệnh trên chè của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ đất Thái Nguyên

Xuất phát từ lý do trên và góp phần khai thác nguồn tài nguyên VSV ở Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra về khả năng kháng nấm gây bệnh thực vật của xạ khuẩn phân lập từ đất Thái Nguyên. Trong bài báo này chúng tôi thông báo kết quả tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên cây chè. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM GÂY BỆNH TRÊN CHÈ CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP TỪ ĐẤT THÁI NGUYÊN Bùi Thị Hà (ĐH Y khoa - ĐH Thái Nguyên) Vi Thị Đoan Chính (Khoa KHTN&XH - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Thái Nguyên là tỉnh giàu tiềm năng về nông, lâm nghiệp. Trong đó cây chè là loại cây chủ đạo, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hàng năm những bệnh do vi sinh vật (VSV), mà đặc biệt là do nấm gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phNm. Để phòng trừ các bệnh cho chè, người ta thường sử dụng nhiều loại thuốc hóa học, song việc sử dụng hóa chất thường là độc hại cho người, gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái. Chính vì vây, hiện nay người ta tăng cường các biện pháp đấu tranh sinh học theo hướng sử dụng các tác nhân sinh học để làm hạn chế các quần thể VSV gây bệnh. Trong số các tác nhân sinh học thường được sử dụng, xạ khuNn là nhóm có nhiều tiềm năng nhất vì tỷ lệ các chủng xạ khuNn có khả năng sinh chất kháng sinh (CKS) ở Việt Nam là khá cao, hầu hết các CKS có nguồn gốc xạ khuNn đều có phổ kháng rộng, đặc biệt có nhiều CKS có khả năng kháng nấm. Xuất phát từ lý do trên và góp phần khai thác nguồn tài nguyên VSV ở Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra về khả năng kháng nấm gây bệnh thực vật của xạ khuNn phân lập từ đất Thái Nguyên. Trong bài báo này chúng tôi thông báo kết quả tuyển chọn các chủng xạ khuNn có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên cây chè. liệu và phương pháp nghiên cứu Nguyên liệu - Các mẫu đất lấy từ các địa điểm khác nhau thuộc tỉnh Thái Nguyên - 3 chủng nấm phân lập từ các mẫu chè bị bệnh ký hiệu là: CT-1A, CT-2E, CT-3X - Các môi trường Gause I và ISP 4 để phân lập và giữ giống xạ khuNn, môi trường Czapek và PDA để phân lập và giữ giống nấm Phương pháp nghiên cứu - Thu mẫu đất [1], phân lập xạ khuNn theo [2] - Xác định màu sắc khuNn ty theo Bảng màu của Tresner và Bakus (1963) - Xác định hoạt tính kháng sinh theo phương pháp khuếch

TỪ KHÓA LIÊN QUAN