tailieunhanh - Ảnh hưởng của văn hóa phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người việt thời kỳ Lý - Trần và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo giai đoạn hiện nay

Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt Nam thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV). | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 119 PHAN NHẬT HUÂN∗ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KỲ LÝ - TRẦN VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Tóm tắt: Văn hóa Phật giáo thời kỳ Lý - Trần có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam trên các phương diện: tư tưởng, chính trị xã hội; phong tục tập quán, lối sống; văn học, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt Nam thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV). Từ khóa: Giá trị, lối sống, Phật giáo, Lý - Trần, phong tục, tập quán, văn hóa. 1. Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục tập, quán và lối sống Văn hóa Phật giáo với hệ thống giáo lý lấy hạt nhân căn bản là học thuyết Tam học: Giới, Định, Tuệ là nền tảng tư tưởng và phương pháp rèn luyện để con người đạt tới sự giải thoát. “Giới” là chỉ giới luật, là thanh quy giới luật. “Định” tức là thiền định, là chỉ người tu tập trung quan ngộ để đoạn trừ dục vọng. “Tuệ”, tức trí tuệ, khiến con người tu tập, có thể lý giải, đoạn trừ được phiền não. Giới học và Định học trong Tam học chủ yếu là học thuyết thuộc về mặt tu dưỡng đạo đức, trong Tuệ học cũng có nội dung học thuyết đạo đức Phật giáo, góp phần hình thành lối sống con người. Phật giáo cho rằng nhân sinh là khổ và xem sự truy cầu giải thoát của đời người là lý tưởng cao nhất, vì thực hiện lý tưởng mà đề ra chuẩn tắc học thuyết luân lý đạo đức trừ ác, khuyến thiện. . Ảnh hưởng đối với phong tục, tập quán Xét về từ nguyên, theo các sách Trung Quốc cổ thì “phong” là điều người trên xướng lên, kẻ dưới noi theo rồi thành thói quen, cứ như vật theo gió (phong) hòa vào mà không biết; “tục” là thói “bắt chước” người ∗ Thượng tọa Thích Thanh Huân, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 120 Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 trên, lâu dần hóa ra thành thuộc. Nói gọn thì “người trên cảm hóa người dưới gọi là phong, người

TỪ KHÓA LIÊN QUAN