tailieunhanh - Đa dạng sinh học và đặc điểm phân bố của cá (trừ bộ cá chép, bộ cá vược) lưu vực sông Hậu, tỉnh Cần Thơ
Nội dung bài viết trình bày đa dạng sinh học và đặc điểm phân bố của cá (trừ bộ cá chép, bộ cá vược) lưu vực sông Hậu, tỉnh Cần Thơ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ (TRỪ BỘ CÁ CHÉP, BỘ CÁ VƯỢC) LƯU VỰC SÔNG HẬU, TỈNH CẦN THƠ ĐINH MINH QUANG, LÝ TUẤN CƯỜNG, PHẠM THỊ LÊ TRINH, HUỲNH THỊ TRÚC LY, LÂM HÙNG KHÁNH, VÕ THỊ THANH QUYÊN, ĐẶNG THANH THẢO, NGUYỄN THỊ BÉ THƠ, NGUYỄN VĂN TUYẾN, NGUYỄN THỊ KIỀU TIÊN Trường Đại học Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, cá là nhóm loài sống phổ biến, đa dạng về thành phần loài và phong phú về chủng loại. Khu hệ cá nước ngọt Nam Bộ có 255 loài, 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ (Mai Đình Yên và cộng sự, 1992). Hiện nay, tính đa dạng sinh học và sự phân bố của các loài cá ở vùng ĐBSCL có nhiều thay đổi so với các tài liệu đã nghiên cứu trước đây do sự thay đổi môi trường sống, việc khai thác quá mức với cường độ khai thác cao, sử dụng các dụng cụ đánh bắt cá hủy diệt (lưới dày, ghe cào điện,.). Nhiều loài không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị mà còn là nguồn nguyên liệu cho y học, công nghiệp chế biến và giải trí. Trong thời gian gần đây, tuy nhiên, nguồn lợi cá đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân như đánh bắt cá con, cá trong độ tuổi sinh sản; tình trạng khai thác quá mức của người dân địa phương bằng các phương tiện tận diệt như cào điện, chất hóa học, Trước tình hình trên, việc điều tra lại thành phần loài và sự phân bố của các loài cá nước ngọt là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn cho việc xây dựng chiến lược kinh tế lâu dài của địa phương, đó sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn lợi này. Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học và đặc điểm phân bố theo hệ sinh thái của các loài cá (trừ bộ Cá vược, Cá chép) ở Tp. Cần Thơ”. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu được chúng tôi tiến hành vào 2 đợt (đợt 1: Tháng 9 - 11/2010 (mùa mưa), đợt 2: Tháng 12/2010 - 2/2011 (mùa khô)) ở 6 quận, huyện: Quận Cái Răng (phường Hưng Phú), quận Ô
đang nạp các trang xem trước