tailieunhanh - Kết quả bước đầu điều tra tính đa dạng của khu hệ thú (mammalia) vùng đồi núi thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011, chúng tôi đã thực hiện điều tra thực địa nhằm đánh giá tính đa dạng và hiện trạng của các loài thú sinh sống ở vùng rừng núi thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu bước đầu đã đạt được. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA TÍNH ĐA DẠNG CỦA KHU HỆ THÚ (MAMMALIA) VÙNG Đ ỒINÚI THUỘC THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG LÊ THỊ MỸ THANH, VŨ ĐÌNH THỐNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Chí Linh là một thị xã nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, có địa hình đa dạng, diện tích đồi núi xen kẽ với đồng bằng. Hiện nay, tổng diện tích của thị xã Chí Linh là ha; trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là ha, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Kết quả của một số công trình nghiên cứu trước đây về điều kiện tự nhiên cho thấy: Vùng đồi núi ở Chí Linh có điều kiện tự nhiên thích hợp cho nhiều loài thú sinh sống. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu về tài nguyên sinh vật ở khu vực Chí Linh còn rất hạn chế; đặc biệt, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các loài thú nhỏ và dơi. Thực tế, các loài thú có vị trí quan trọng trong hệ sinh thái, có vai trò to lớn trong đánh giá tổng thể giá trị và hiện trạng đa dạng sinh học của khu vực. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011, chúng tôi đã thực hiện điều tra thực địa nhằm đánh giá tính đa dạng và hiện trạng của các loài thú sinh sống ở vùng rừng núi thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu bước đầu đã đạt được. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Quan sát: Quá trình quan sát thực hi ện theo các tuyến rừng với sự hỗ trợ của máy ảnh, ống nhòm và đèn chiếu sáng. Những thông tin và dẫn liệu về thời gian hoạt động, dấu vết, đặc điểm sinh cảnh của các loài thú hiện đang sinh sống trong khu vực nghiên cứu được ghi nhận chi tiết. 2. Phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn với những người dân địa phương cao tuổi, đã sinh sống ở khu vực nghiên cứu qua nhiều thập kỷ. Ảnh của các loài thú lớn và bộ câu hỏi được sử dụng trong quá trình phỏng vấn nhằm nâng cao hiệu quả phỏng vấn. 3. Thu mẫu Gậm nhấm và Dơi: Mẫu Gậm nhấm được thu bằng bẫy đập và bẫy lồng. Bẫy được đặt dọc theo các tuyến khảo sát và khu vực gần nương rẫy của cư .
đang nạp các trang xem trước