tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Các phương tiện biểu thị tình thái thuộc ngôn ngữ người tường thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Đề tài khảo sát, nghiên cứu các PTBTTT thuộc ngôn ngữ người tường thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Từ đó, xem xét các phương tiện này trên bình diện nghĩa học và dụng học và hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc góp phần làm nên phong cách Vũ Trọng Phụng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN ĐIỆN CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI THUỘC NGÔN NGỮ NGƯỜI TƯỜNG THUẬT TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . NGUYỄN VĂN HIỆP Phản biện 1: . NGUYỄN NGỌC CHINH Phản biện 2: TS. HOÀNG TẤT THẮNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. T n à Sở dĩ chúng tôi chọn đề tài “Các phương tiện biểu thị tình thái (PTBTTT - NV) thuộc ngôn ngữ người tường thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng” để khảo sát, nghiên cứu vì những lí do sau: Một là, mặc dù đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu trong một thời gian dài song tình thái trong ngôn ngữ vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ, đa dạng, phong phú, có nhiều hấp lực và là lĩnh vực có nhiều tiềm năng lớn đối với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, tình thái trong ngôn ngữ là một khái niệm hết sức phức tạp và đây cũng là đề tài gây tranh luận sôi nổi trong giới ngôn ngữ học. Vì vậy, việc khảo sát “Các PTBTTT thuộc ngôn ngữ người tường thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng” có thể xem là một bước đi sâu hơn vào lĩnh vực ngôn ngữ còn nhiều thú vị cần được khám phá này. Lí do thứ hai khiến chúng tôi chọn đề tài này có liên quan đến lĩnh vực báo chí, cụ thể là thể loại phóng ự. Nếu so sánh với việc nghiên cứu ngữ pháp chức năng trong ngôn ngữ nói chung, việc khảo sát, nghiên cứu ngôn ngữ báo chí - truyền thông dưới góc độ ngữ pháp chức năng, nhất là vấn đề tình thái trong báo chí - truyền thông, còn khá mới mẻ và số công trình nghiên cứu cũng rất ít ỏi nếu không muốn nói là rất ít người quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, đối
đang nạp các trang xem trước