tailieunhanh - SÁCH LINH KHU - THIÊN 61: NGŨ CẤM
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta nói phép châm có ngũ cấm (5 điều cấm kỵ), Vậy ngũ cấm là gì ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Đây là cấm 1 số huyệt đạo trong trong ngày nào đó không được châm”[2]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ đoạt”[3]. Kỳ Bá đáp : "Không nên châm tả những bệnh chứng không được châm tả”[4]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ quá”[5]. Kỳ Bá đáp : "Đó là nói trong phép bổ tả không nên đi quá độ”[6]. Hoàng. | SÁCH LINH KHU THIÊN 61 NGŨ CẤM Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá Ta nói phép châm có ngũ cấm 5 điều cấm kỵ Vậy ngũ cấm là gì 1 . Kỳ Bá đáp Đây là cấm 1 số huyệt đạo trong trong ngày nào đó không được châm 2 . Hoàng Đế hỏi Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ đoạt 3 . Kỳ Bá đáp Không nên châm tả những bệnh chứng không được châm tả 4 . Hoàng Đế hỏi Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ quá 5 . Kỳ Bá đáp Đó là nói trong phép bổ tả không nên đi quá độ 6 . Hoàng Đế hỏi Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ nghịch 7 . Kỳ Bá đáp Bệnh chứng và mạch cùng nghịch nhau gọi là ngũ nghịch 8 . Hoàng Đế hỏi Ta nghe nói trong phép châm có cửu nghi 9 . Kỳ Bá đáp Nếu biết rõ 9 điều luận về cửu châm gọi là cửu nghi 10 . Hoàng Đế hỏi Thế nào gọi là ngũ cấm Ta mong được nghe về thời không được châm 11 . Kỳ Bá đáp Ngày Giáp Ât trong Thiên Địa có chỗ ứng của nó không nên châm ở vùng đầu cũng không nên áp dụng phép châm Phát mông để châm vào trong tai 12 Ngày Bính Đinh không nên áp dụng phép châm chấn ai để châm vào vùng vai cổ họng và huyệt Liêm Tuyền 13 Ngày Mậu Kỷ có chỗ ứng của nó và những ngày thuộc tứ qúy thìn tuất sửu mùi không nên châm vùng bụng và cũng không nên áp dụng phép châm Khứ trảo để châm tả thủy 14 Ngày Canh Tân có chỗ ứng của nó không nên châm vào các vùng quan tiết đùi và gối 15 Ngày Nhâm Qúy có chỗ ứng của nó không nên châm vùng chân cẳng chân 16 . Đó gọi là ngũ cấm 17 . Hoàng Đế hỏi Thế nào gọi là ngũ đoạt 18 . Kỳ Bá đáp Người bệnh lâu mà hình thể cơ nhục bị héo gầy đó gọi là nhất đoạt 19 Sau khi xuất huyết nhiều đó gọi là nhị đoạt 20 Sau khi ra mồ hôi nhiều đó gọi là tam đoạt 21 Sau khi tiêu chảy nhiều đó gọi là tứ đoạt 22 Sau khi sinh sản nhiều hoặc bị ra huyết nhiều đó gọi là ngũ đoạt 23 . Những trường hợp này không nên châm tả 24 . Hoàng Đế hỏi Thế nào gọi là ngũ nghịch 25 . Kỳ Bá đáp Bệnh phát sốt mà mạch lại an tĩnh sau khi hạn xuất mà mạch lại thịnh đại và táo đó là nhất nghịch 26 Bệnh tiêu chảy mạch lại hồng đại đó là nhị nghịch 27 Bệnh tê không còn cảm giác ở tay chân .
đang nạp các trang xem trước