tailieunhanh - Lý thuyết về công nghệ khí hóa nhiên liệu rắn và hiệu quả ứng dụng công nghệ khí hóa than vì mục đích năng lượng tại Việt Nam
Bài báo này trình bày tóm tắt lý thuyết công nghệ khí hóa nhiên liệu rắn vì mục đích năng lượng, ưu nhược điểm của các kiểu thiết bị khí hóa và phạm vi ứng dụng công suất nhiệt. Nghiên cứu cũng đã đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ. | LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ KHÍ HÓA NHIÊN LIỆU RẮN VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÍ HÓA THAN VÌ MỤC ĐÍCH NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM Đỗ Văn Quân*, Vũ Văn Hải Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày tóm tắt lý thuyết công nghệ khí hóa nhiên liệu rắn vì mục đích năng lƣợng, ƣu nhƣợc điểm của các kiểu thiết bị khí hóa và phạm vi ứng dụng công suất nhiệt. Nghiên cứu cũng đã đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, ví dụ nhà máy sản xuất gạch lát nền Việt-Ý tại Sông Công, Thái Nguyên khi thay thế các loại nhiên liệu đốt truyền thống bằng sản phẩm khí của quá trình khí hóa than. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lƣợng hóa thạch (than, dầu, khí thiên nhiên) từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc tại các nƣớc công nghiệp cũng nhƣ tại các quốc gia đang phát triển đã đặt loài ngƣời đứng trƣớc hai thách thức lớn: i) an ninh năng lƣợng và, ii) ô nhiễm môi trƣờng. Ở Việt Nam, nguồn than có phẩm cấp cao dự báo trong một khoảng thời gian mƣời đến hai mƣơi năm nữa trữ lƣợng sẽ còn không đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng than địa phƣơng, chất lƣợng thấp (độ tro và hàm lƣợng lƣu huỳnh cao), phụ phẩm nông nghiệp (trấu, bã mía) và các nguồn nhiên liệu rắn khác (mẩu gỗ củi, rác công nghiệp, phế thải đô thị, ) thay thế cho nguồn nhiên liệu chất lƣợng cao và phải nhập khẩu đắt tiền (dầu, khí đốt), để sản xuất điện năng cung cấp lên lƣới và phục vụ nhu cầu năng lƣợng tại chỗ, tăng khả năng cạnh tranh sản xuất hàng hóa và giảm ô nhiễm môi trƣờng đang trở nên hết sức cấp thiết. Về công nghệ sử dụng nhiên liệu rắn, phƣơng pháp đốt trực tiếp có hiệu suất cháy ổn định, dễ làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, các chất thải SOx, NOx, CO2, CO, bụi từ quá trình cháy trực tiếp đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trƣờng xung quanh. Mặt khác, phƣơng pháp cháy trực tiếp không phù hợp với yêu cầu của hộ tiêu thụ vừa và nhỏ có nhu cầu sử dụng đồng thời .
đang nạp các trang xem trước