tailieunhanh - Vài nét về nguồn gốc người Tày ở Cao Bằng

Dân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Đeng” hoặc Thổ. Họ là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến động chính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện. Trong Cao Bằng tạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháu công thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo (người Tày bản địa được triều đình phong làm phụ đạo). | Nguyễn Thị Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 17 - 22 VÀI NÉT VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG Nguyễn Thị Hải* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Dân tộc Tày còn có tên gọi là “Tày Đeng” hoặc Thổ. Họ là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến động chính trị, bên cạnh những dòng họ Tày bản địa, lớp cư dân Tày mới đã xuất hiện. Trong Cao Bằng tạp chí nhật tập, Bế Huỳnh đã chia người Thổ (người Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con cháu công thần triều Lê được phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo (người Tày bản địa được triều đình phong làm phụ đạo), Thổ trước (dân Tày bản địa) và Biến Thổ (người ở dưới đồng bằng hoặc đi việc vua, đi dạy học mà tới, dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi nhà Mạc, những người phò giúp Tây Sơn an trí ở đây ) [5, 2]. Từ khoá: Dân tộc Tày, Cao Bằng, An Dương Vương, Văn hoá, Thổ ty NGƯỜI TÀY GỐC* Ngày nay, người Tày Cao Bằng còn lưu truyền câu chuyện truyền thuyết “Pú Luông Quân” - kể về cuộc sống nguyên thuỷ của người Tày cổ ở địa phương. Cao Bằng là nơi sinh sống của cặp trai gái đầu tiên Báo Luông (trai to) và Sao Cải (gái lớn), nói cách khác, đó là nơi phát tích của người Tày cổ. Họ gặp nhau, lấy nhau và chung sống trong Ngườm Ngả (tức Ngườm Bốc) – một hang cạn gần mỏ nước ở Bản Nưa, xã Hồng Việt, huyện Hòa An ngày nay. Trải qua quá trình lao động, họ đã tìm ra lửa, phát minh ra nghề nông trồng lúa nước, thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc. Khi nông nghiệp phát triển, họ bắt đầu chuyển xuống ở gần những cánh đồng. Quá trình ấy gắn liền với những địa danh Tày cổ của Hòa An như Nà Đuốc, Nà Loòng, Nà Niền, Nà Mỏ, Vỏ Má, Lậu Pất, Khau Ma, Nà Vài, Nà Mò, Chông Mu [7]. Đặc biệt, qua nghiên cứu địa danh cho thấy, trừ tên huyện, xã là âm Hán - Việt được hình thành trong giai đoạn lịch sử sau, thì toàn bộ tên xóm, bản, sông, suối, núi, đồi đều là tiếng Tày. Điều đó chứng tỏ Cao Bằng là nơi cư trú lâu đời và liên tục của các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN