tailieunhanh - Sự tiếp xúc và giao lưu văn minh thời cổ đại

Tiếp xúc và giao lưu văn minh là sự tiếp nhận yếu tố văn minh bên ngoài của những dân tộc chủ thể thông qua nhiều con đường và cách thức khác nhau. Mỗi dân tộc có thành tựu văn minh độc đáo của mình, đóng góp vào nền văn minh nhân loại những thành tựu đặc sắc, đồng thời cũng tiếp thu, kế thừa những tinh hoa của các nền văn minh khác, làm phong phú thêm cho nền văn minh của dân tộc mình. | Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 9 - 16 SỰ TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN MINH THỜI CỔ ĐẠI Dương Thị Huyền* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tiếp xúc và giao lƣu văn minh là sự tiếp nhận yếu tố văn minh bên ngoài của những dân tộc chủ thể thông qua nhiều con đƣờng và cách thức khác nhau. Mỗi dân tộc có thành tựu văn minh độc đáo của mình, đóng góp vào nền văn minh nhân loại những thành tựu đặc sắc, đồng thời cũng tiếp thu, kế thừa những tinh hoa của các nền văn minh khác, làm phong phú thêm cho nền văn minh của dân tộc mình. Quá trình tiếp xúc và giao lƣu văn minh diễn ra một cách rộng lớn và sâu sắc trên toàn thế giới, trong phạm vi từng khu vực, không phân biệt nền văn minh lớn hay nhỏ. Trong đó xuyên suốt và điển hình nhất là quá trình tiếp xúc và giao lƣu giữa các nền văn hóa, văn minh phƣơng Đông với phƣơng Tây. Quá trình này diễn ra rõ nét nhất là trong thời kỳ cổ đại, tạo nên những nền văn minh đa dạng, phong phú, trở thành những di sản của văn minh nhân loại. Từ khoá: văn hoá, văn minh, tiếp xúc và giao lưu văn minh ĐẶT VẤN ĐỀ* Thời cổ đại, trên thế giới đã xuất hiện những nền văn minh rực rỡ. Các nhà nghiên cứu đã chia nền văn minh thế giới cổ đại thành 2 loại: văn minh phƣơng Đông (bao gồm văn minh Ai Cập, Lƣỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) và văn minh phƣơng Tây (gồm văn minh Hy Lạp và La Mã). Các nền văn minh đã hình thành nên những phong cách độc đáo của mình, không trộn lẫn vào các nền văn minh khác. Nhƣng giữa chúng không hề tách biệt nhau mà luôn có sự tiếp xúc và giao lƣu với nhau. Sự tiếp xúc và giao thoa này diễn ra chậm chạp, nhiều khi mang tính gián tiếp do sự cách biệt về địa lý và do các phƣơng tiện giao thông, thông tin liên lạc không thuận tiện. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ Đông- Tây đã diễn ra một cách mạnh mẽ thông qua nhiều con đƣờng khác nhau: con đƣờng buôn bán của các thƣơng nhân, con đƣờng du lịch, con đƣờng truyền giáo, con đƣờng chiến tranh tạo nên sự giao lƣu văn minh giữa các khu vực trên thế giới thời cổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN