tailieunhanh - Kết quả phân tích chất lượng nước Hồ núi cốc
Trong nghiên cứu này, chất lượng nước Hồ Núi Cốc và chất lượng nước các lưu vực hiện nay đổ vào hồ này được làm rõ theo không gian và thời gian. Trong hồ, độ pH thay đổi trong khoảng 6,3-6,6; độ đục giảm dần trong khoảng 3,0-46,5 mg/l từ phía đầu nguồn cho tới cuối nguồn của hồ, trong đó đặc biệt là mẫu nước NM5 độ đục đạt 46,5 mg/l (vượt 2,325 lần so với tiêu chuẩn quy định đối với nguồn A1). | Trần Thị Minh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 46 - 54 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ NÚI CỐC Trần Thị Minh Hương*, Phạm Tất Đạt, Lê Hải Bằng Chi cục Bảo vệ môi trường Thái Nguyên TÓM TẮT Hồ Núi Cốc giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Trong số những lợi ích mà Hồ Núi Cốc mang lại cho tỉnh nhƣ cung cấp nƣớc cho các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt cho toàn thành phố Thái Nguyên hay tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thuỷ sản thì việc bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những lợi ích có ý nghĩa nhất, vấn đề này đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đánh giá tầm quan trọng cụ thể của nó trong Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg. Trong nghiên cứu này, chất lƣợng nƣớc Hồ Núi Cốc và chất lƣợng nƣớc các lƣu vực hiện nay đổ vào hồ này đƣợc làm rõ theo không gian và thời gian. Trong hồ, độ pH thay đổi trong khoảng 6,3-6,6; độ đục giảm dần trong khoảng 3,0-46,5 mg/l từ phía đầu nguồn cho tới cuối nguồn của hồ, trong đó đặc biệt là mẫu nƣớc NM5 độ đục đạt 46,5 mg/l (vƣợt 2,325 lần so với tiêu chuẩn quy định đối với nguồn A1). Lƣợng oxy hoà tan tăng dần trong khoảng 5,42-7,43 mg/l từ phía đầu nguồn tới cuối nguồn của hồ; trong đó chỉ số BOD và COD thay đổi tƣơng ứng trong khoảng 3,1-12,6 mg/l và 2,0-6,2 mg/l. Trong số những lƣu vực đổ vào Hồ Núi Cốc nhƣ sông Công, suối Mỹ Yên, suối Lục Ba, suối Kẻn thì nƣớc sông Công trƣớc khi đổ vào Hồ Núi Cốc có hàm lƣợng BOD và COD cao; hàm lƣợng sắt là cao nhất so với các phụ lƣu khác. Hàm lƣợng COD, BOD và Fe của nƣớc trong các lƣu vực khác đều cao hơn giới hạn quy định. Ngoài các phụ lƣu chính, chất lƣợng nƣớc của các phụ lƣu nhỏ hơn nhƣ phụ lƣu từ các vùng dân cƣ và khu du lịch Hồ Núi Cốc đều bị ô nhiễm bởi BOD, COD và chất rắn lơ lửng. Do đó, những phụ lƣu này có thể gây ra ô nhiễm hữu cơ tại một số điểm cục bộ trên hồ hiện tại và trong tƣơng lai gần. Theo thống kê về quan trắc môi trƣờng từ năm 2004 đến nay, chỉ số COD và BOD5 trong nƣớc hồ đã tăng dần từ năm
đang nạp các trang xem trước