tailieunhanh - Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010)
Kể từ năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức được tái thiết sau 13 năm gián đoạn (1979 - 1992). Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện qua các lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo | Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN DÀNH CHO VIỆT NAM TỪ SAU KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC WTO ĐẾN NAY (2010) Bùi Thị Kim Thu* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kể từ năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức được tái thiết sau 13 năm gián đoạn (1979 - 1992). Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện qua các lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Trong đó, viện trợ ODA là lĩnh vực đã có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì nguồn viện trợ đó ngày càng tăng lên bất chấp những khó khăn mà cuộc khủng hoảng 2008 ở Mỹ đưa đến. Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh tế khác. Từ khoá: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), kinh tế, xã hội, Việt Nam, Nhật Bản. Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày thì việc viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan. Nhật Bản thường phát huy vai trò của mình ở châu Á bằng các chương trình viện trợ phát triển chính thức ODA to lớn. Với Việt Nam cũng vậy, họ thực hiện các hoạt động cho vay ưu đãi ngay từ trước khi đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và thương mại. Mục đích ODA của Nhật Bản là giúp Việt Nam khôi phục kinh tế-xã hội và cải cách thị trường nhằm góp phần tăng cường sự phát triển ổn định và hợp tác trong khu vực, trước hết là sự chuẩn bị để hợp tác với chính phủ Nhật Bản. Do đó, ODA Nhật Bản được coi là những bước đi đầu của việc tạo lập nền móng cho đầu tư trực tiếp và phát triển buôn bán. VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TRƯỚC 2006 Nhật
đang nạp các trang xem trước