tailieunhanh - Một phương pháp mới nâng cao chất điều khiển cho hệ truyền động không tiếp xúc sử dụng bộ treo từ tính

Thực tế này là do động lực học của các hệ truyền động không tiếp xúc sử dụng bộ treo từ tính có tính phi tuyến cao, và các phương pháp thiết kế các bộ điều khiển cho các hệ phi tuyến -hệ truyền động không tiếp xúc sử dụng bộ treo từ tính chịu tác dụng của nhiễu ngoài và chứa các tham số thay đổi theo thời gian chưa được nghiên cứu và phát triển hoàn thiện. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế các bộ điều khiển chất lượng cao cho một số hệ phi tuyến bao gồm các bộ treo. | Nguyễn Như Hiển và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 69 - 73 MỘT PHƯƠNG PHÁP MỚI NÂNG CAO CHẤT ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ TRUYỀN ĐỘNG KHÔNG TIẾP XÚC SỬ DỤNG BỘ TREO TỪ TÍNH Nguyễn Như Hiển, Trần Thị Thanh Nga* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Các hệ truyền động không tiếp xúc sử dụng bộ treo từ tính có ứng dụng quan trọng và hiệu quả trong các thiết bị máy quay với tốc độ cao, đòi hỏi độ chính xác cao, làm việc trong các môi trường không dùng được chất bôi trơn do không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa phần chuyển động và phần tĩnh. Hiện nay các bộ điều khiển cho các hệ truyền động không tiếp xúc sử dụng bộ treo từ tính có chất lượng thấp như không thích nghi, không bền vững, tín hiệu điều khiển không bị chặn. Thực tế này là do động lực học của các hệ truyền động không tiếp xúc sử dụng bộ treo từ tính có tính phi tuyến cao, và các phương pháp thiết kế các bộ điều khiển cho các hệ phi tuyến -hệ truyền động không tiếp xúc sử dụng bộ treo từ tính chịu tác dụng của nhiễu ngoài và chứa các tham số thay đổi theo thời gian chưa được nghiên cứu và phát triển hoàn thiện. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế các bộ điều khiển chất lượng cao cho một số hệ phi tuyến bao gồm các bộ treo. Từ khoá: Bộ treo từ tính, magnetic bearings. GIỚI THIỆU CHUNG Hình 1. Cấu trúc một bộ treo từ tính Việc sử dụng ổ đỡ từ trong hệ truyền động không tiếp xúc như một bộ treo từ tính là bước tiến quan trọng của ngành cơ khí, cho phép giảm tổn hao và tăng độ chính xác (nhờ loại trừ được bào mòn do ma sát, ) tăng vận tốc quay của trục chính. Hình 1 là sơ đồ tượng trưng của một ổ từ không tiếp xúc (bộ treo từ tính). Về nguyên lý, ổ đỡ bao gồm 2 phần chính: phần chuyển động có thể là chuyển động quay hoặc tịnh tiến (rotor) và phần tĩnh (stator). Ở trên phần tĩnh có lắp đặt một số mạch từ để tạo ra lực từ tác dụng lên phần chuyển động của ổ. Các lực từ tác dụng lên phần chuyển động của ổ từ được điều khiển bởi hiệu điện thế hoặc cường độ dòng điện đặt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN