tailieunhanh - Sức sống của tục ngữ trong tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường

Việc sử dụng những câu tục ngữ đã giúp nhà văn Nguyễn Khắc Trường làm sống dậy hình ảnh thôn quê Việt nam. Cách nói của dân gian giờ lại trở về cuộc sống hiện đại trong một hình thức mới mẻ hơn - đó là lời của nhân vật trong tiểu thuyết. Nguyễn Khắc Trường sử dụng tục ngữ là tiếp thu luôn cả triết lý dân gian, lối cảm, lối nghĩ, cách nói phương pháp tư duy của dân gian. | Ngô Thị Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 3 - 8 SỨC SỐNG CỦA TỤC NGỮ TRONG TÁC PHẨM ”MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Ngô Thị Thanh Quý* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc sử dụng những câu tục ngữ đã giúp nhà văn Nguyễn Khắc Trường làm sống dậy hình ảnh thôn quê Việt nam. Cách nói của dân gian giờ lại trở về cuộc sống hiện đại trong một hình thức mới mẻ hơn - đó là lời của nhân vật trong tiểu thuyết. Nguyễn Khắc Trường sử dụng tục ngữ là tiếp thu luôn cả triết lý dân gian, lối cảm, lối nghĩ, cách nói phương pháp tư duy của dân gian. Nói chung văn xuôi Việt Nam hiện đại đã kế thừa nghệ thuật sáng tác dân gian một cách tinh tế, điêu luyện. Nói một cách ngược lại, văn học dân gian mà cụ thể là tục ngữ đã hiện diện trong cuộc sống hiện đại hôm nay một cách nhuần nhị. Việc sử dụng một thể loại văn học dân gian truyền thống trong tác phẩm văn học hiện đại đã làm tăng tính hình tượng của văn học làm nổi bật phong cách văn xuôi của các nhà văn. Sức sống của tục ngữ truyền thống đã có một hình thức lưu truyền phong phú. Bên cạnh việc lưu truyền độc lập qua chuỗi lời nói, lưu truyền trên báo chí thì tục ngữ còn hiện diện sinh động trên những trang văn. Từ khóa: tục ngữ, tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma”, tính hình tượng, Nguyễn Khắc Trường Tục ngữ biểu hiện trí tuệ của nhân dân ta trong việc nhận thức về thế giới. Đồng thời tục ngữ cũng phản ánh thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân lao động đối với mọi vấn đề trong cuộc sống. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng hiện tượng cá biệt để nói lên cái phổ biến. Vì vậy, tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt sẽ tạo nên nghĩa đen, nghĩa ban đầu vốn có, cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng. Và chỉ có thể hiểu rõ hơn về nghĩa bóng của câu tục ngữ khi đặt nó trong một văn cảnh cụ thể. lúa nước. Quê hương Việt Nam với những người

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.