tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên

Thí nghiệm được tiến hành với 10 giống ngô lai mới KK09-3, KK09-7, KK09-15, KK09-14, KK09-6, KK09-2, KK09-9, KK09-1, KK08-4, KK09-13 và hai giống đối chứng là C919 và LVN99. Kết quả thí nghiệm trong vụ xuân năm 2009 cho thấy, các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 114-119 ngày, đều thuộc nhóm chín trung bình phù hợp với cơ cấu cây trồng vụ xuân. | Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 139 - 142 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN Phan Thị Vân1*, Hà Thị Hồng Nhung1, Châu Ngọc Lý2 1 Trường Đại học Nông Lâm– ĐH Thái Nguyên, 2Viện nghiên cứu ngô TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc tiến hành với 10 giống ngô lai mới KK09-3, KK09-7, KK09-15, KK09-14, KK09-6, KK09-2, KK09-9, KK09-1, KK08-4, KK09-13 và hai giống đối chứng là C919 và LVN99. Kết quả thí nghiệm trong vụ xuân năm 2009 cho thấy, các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng biến động từ 114-119 ngày, đều thuộc nhóm chín trung bình phù hợp với cơ cấu cây trồng vụ xuân. Khả năng chống chịu của các giống đạt khá, giống KK09-15, KK09-14, KK091, KK08-4 có khả năng chống chịu tốt hơn so với 2 giống đối chứng. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm biến động từ 26,46 - 89,56 tạ/ha. Các giống ngô mới đều có năng suất thực thu cao hơn so với LVN99 (đối chứng 1). Giống KK09-1 có năng suất cao nhất (đạt 89,56 tạ/ha), cao hơn so với cả hai giống đối chứng LVN99 và C919 ở mức tin cậy 95% Từ khoá: Sinh trưởng, phát triển, năng suất, ngô lai, khả năng chống chịu. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhu cầu về lƣơng thực nói chung và ngô nói riêng đang tăng nhanh trên toàn cầu. Thị trƣờng ngô thế giới và trong nƣớc đòi hỏi số lƣợng ngô lƣu thông ngày càng lớn, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của xã hội cần tăng sản lƣợng ngô bằng các giải pháp nhƣ mở rộng diện tích và tăng năng suất. Biện pháp kỹ thuật cải thiện năng suất có hiệu quả nhất là sử dụng ngô lai một cách hợp lý, đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh. Ngày nay, khi các điều kiện canh tác đƣợc đáp ứng khá đầy đủ thì giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất. Mỗi giống phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau vậy cần có quá trình đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của giống trƣớc khi đƣa vào sản xuất. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN