tailieunhanh - Ngôn ngữ học tri nhận nhìn từ thực tiễn tiếng Việt

Ngôn ngữ học tri nhận là một phân ngành còn non máy khái niệm và lý thuyết của nó chưa ổn khó khi phải phóng cái nhìn có tính chất tổng quan về trường phái và hệ thủ pháp tương ứng, tài liệu được giới hạn trong phạm vi vận dụng quan điểm kinh nghiệm và một số tri thức hữu quan của ngôn ngữ học tri nhận để xem xét thực tiễn tiếng Việt. Xin . | 1 Ngôn ngữ học tri nhận nhìn từ thực tiễn tiếng Việt TRỊNH SÂM vấn đề Ngôn ngữ học tri nhận là một phân ngành còn non máy khái niệm và hệ thống lý thuyết của nó chưa ổn khó khi phải phóng cái nhìn có tính chất tổng quan về trường phái và hệ thủ pháp tương ứng. Tuy nhiên, có thể thấy, ít nhất có ba đường hướng tiếp cận sau: - Kinh nghiệm (experiential view) Độ nổi trội (prominence view) Sự chú ý (attentional view, windowing of attention). Dựa vào các tiền đề lý thuyết và kết quả nghiên cứu xuất phát từ những đường hướng bên trên của ngôn ngữ học Âu Mỹ, có thể khảo sát tiếng Việt trên bình diện cấu trúc cũng như chức năng. Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi xin được giới hạn chỉ vận dụng quan điểm kinh nghiệm và một số tri thức hữu quan của Ngôn ngữ học tri nhận để xem xét thực tiễn tiếng Việt. 2. Kinh nghiệm và nghiệm thân Đường hướng kinh nghiệm là cách hình dung đơn giản về lý thuyết nghiệm thân. Nó là một lý thuyết tương đối phức tạp với nhiều cách nhìn và biện giải khác nhau (Rohrer Tim, 2007). Đó là, cấu trúc ngôn ngữ không hoàn toàn võ đoán mà liên quan nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp đến kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể được lưu trữ, chuyển giao trong cộng đồng diễn ngôn từ thế hệ này đến thế hệ khác nhưng cũng có thể được cảm nhận trực tiếp từ chủ thể phát ngôn. Trí tuệ và ngôn ngữ không phải là những thực thể trừu tượng, phi nghiệm thân và hoàn toàn độc lập, chúng là sản phẩm và kết quả từ những trải nghiệm cụ thể dưới sự ràng buộc và chi phối bởi cơ thể của chúng ta. Theo Lakoff và Johnson (1980, 1999, 2003), những người đặt nền móng đầu tiên cho quan điểm kinh nghiệm, nghiệm thân gồm có ba cấp độ: nghiệm thân ý niệm (embodiment of concepts), nghiệm thân thần kinh (neutral embodiment) và tri nhận vô thức (unconscious cognition). Theo các tác giả này, dựa vào ba cấp độ vừa nêu, chúng ta có thể miêu tả giải thích được bản chất trí nào của con người. 2 ra, có thể hình dung đơn giản hơn, trí não của con người

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.