tailieunhanh - Hiệu quả của kỹ thuật PCR trong chẩn đoán lao phổi
Trong nghiên cứu này, kỹ thuật PCR đơn mồi đã được sử dụng để phát hiện trình tự đặc hiệu IS6110 của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis từ mẫu đờm của 117 trường hợp nghi mắc lao phổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên. Phương pháp nuôi cấy được sử dụng như là phương pháp chuẩn vàng khi xác định hiệu quả chẩn đoán của kỹ thuật PCR và phương pháp nhuộm soi trực tiếp. | Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 101 - 104 HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT PCR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI Nguyễn Đắc Trung Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để bệnh lao dần được kiểm soát và thanh toán điều quan trọng là phát hiện được nhiều nhất số người mắc lao trong cộng đồng và điều trị khỏi cho họ để giảm dần nguồn lây nhiễm. Kỹ thuật sinh học phân tử là một phương pháp hiệu quả trong phát hiện và xác định các tác nhân vi sinh vật gây bệnh. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật PCR đơn mồi đã được sử dụng để phát hiện trình tự đặc hiệu IS6110 của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis từ mẫu đờm của 117 trường hợp nghi mắc lao phổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên. Phương pháp nuôi cấy được sử dụng như là phương pháp chuẩn vàng khi xác định hiệu quả chẩn đoán của kỹ thuật PCR và phương pháp nhuộm soi trực tiếp. Kết quả cho thấy kỹ thuật PCR có độ nhạy 94,4%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100% và giá trị dự báo âm tính 88,24%. Trong khi đó, phương pháp nhuộm soi trực tiếp là phương pháp xét nghiệm lao phổ biến hiện nay chỉ có độ nhạy 56,32%, độ đặc hiệu 73,33%, giá trị đự báo dương tính 85,96% và giá trị dự báo âm tính 36,67%. Từ khóa: Lao phổi, Mycobacterium tuberculosis, PCR, IS6110 ĐẶT VẤN ĐỀ* Ở Việt Nam, bệnh lao vẫn là một bệnh truyền nhiễm nặng nề, Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có số người mắc lao cao nhất thế giới [2], [11]. Hàng năm ước tính có thêm bệnh nhân lao, trong đó có khoảng 6000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc và khoảng 7400 bệnh nhân lao/HIV. Tuy nhiên chỉ khoảng 60% số bệnh nhân ước tính là được phát hiện [1]. Như vậy việc tăng cường khả năng phát hiện các trường hợp mắc lao và các thể bệnh lao là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác chống lao hiện nay. Ở Việt Nam, chẩn đoán lao phổi vẫn dựa chủ yếu phương pháp nhuộm soi trực tiếp đờm tìm được vi khuẩn AFB (lao phổi AFB (+)), tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp được chẩn đoán lao phổi AFB .
đang nạp các trang xem trước