tailieunhanh - Nghiên cứu phân chia lập địa phục vụ trồng rừng nguyên liệu Ván dăm tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

Kết quả phân chia lập địa là định hướng cho việc sử dụng đất và có những giải pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả rừng trồng nguyên liệu. Nghiên cứu điều tra trên 120 Ô tiêu chuẩn khác nhau trong khu vực nghiên cứu, đã phân chia được 68 dạng lập địa khác nhau và ghép thành 4 nhóm lập địa với các yếu tố đồng nhất. | Trần Công Quân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 20 - 24 NGHIÊN CỨU PHÂN CHIA LẬP ĐỊA PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU VÁN DĂM TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN Trần Công Quân*, Đặng Kim Vui Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả phân chia lập địa là định hƣớng cho việc sử dụng đất và có những giải pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả rừng trồng nguyên liệu . Nghiên cứu điều tra trên 120 Ô tiêu chuẩn khác nhau trong khu vực nghiên cứu , đã phân chia đƣợc 68 dạng lập địa khác nhau và ghép thành 4 nhóm lập địa với các yếu tố đồng nhất . Nhóm lập địa I đang có rừng mới trồng Keo lai, Keo tai tƣợng và Bạch đàn uro; nhóm lập địa II đang là đất trống nhƣng phù hợp với các loài cây Keo lai, Keo tai tƣợng và Bạch đàn urophilla; nhóm lập địa III phân bố ở sƣờn đồi , đang có rƣ̀ng trồng từ 3-5 năm tuổi, cần nuôi dƣỡng, gồm Keo lai, Keo tai tƣợng và Bạch đàn uro; nhóm lập địa IV phân bố ở đỉ nh, phần lớn dạng lập đị a có rƣ̀ng trồng keo và bạch đàn. Hƣớng sử dụng lập địa: Các nhóm lập địa trên tập trung trồng Keo lai và Bạch đàn urophilla. Rừng trồng nên chăm sóc 5 năm thay cho trƣớc đây chỉ chăm sóc 3 năm. Trồng rừng cần lựa chọn mức độ thích hợp của cây trồng với các nhóm và dạng lập địa. Từ khóa: Lập địa, dạng lập địa, yếu tố, rừng trồng, nguyên liệu vám dăm. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân chia lập địa luôn đƣợc đánh giá là cần thiết và quan trọng trong công tác trồng rừng. Từ những năm 1970, các chuyên gia lâm nghiệp Đức đã đƣa công tác điều tra lập địa phục vụ cho quy hoạch trồng rừng thông nhựa ở tỉnh Quảng Ninh. Năm 1971, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã ban hành quy trình về điều tra lập địa cấp I. Tuy nhiên, việc vận dụng quy trình trên còn hạn chế, chủ yếu chỉ mô tả các điều kiện lập địa khi thiết kế trồng rừng. Việc phân chia nhóm, dạng lập địa đất đồi núi trên cơ sở đó giúp lựa chọn loài cây, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để canh tác có hiệu quả với từng dạng lập địa ở khu vực có ý nghĩa rất quan trọng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN