tailieunhanh - Nghiên cứu đặc điểm ngọc học, khoáng vật của Tektite khu vực phía Bắc Thành phố Đà Lạt
Tỷ trọng trung bình khoảng 1,43g/cm3 , chiết suất khoảng 1,50 với các bao thể khí kéo dài, và bao thể chứa carbonate, lechatelierite đặc trưng của dòng thủy tinh tự nhiên. Tektite vùng Bắc Đà Lạt được kiểm chứng có nguồn gốc Địa cầu phù hợp với giả thuyết chúng được hình thành bởi các vụ va chạm thiên thạch (Meteorite). Tektite trong khu vực có thể sử dụng để chế tác làm trang sức. | Science and Technology Development Journal, vol 20, 2017 84 Nghiên cứu đặc điểm ngọc học, khoáng vật của Tektite khu vực phía Bắc Thành phố Đà Lạt Lê Ngọc Năng, Hồ Nguyễn Trí Mẫn, Phạm Thị Kim Oanh Tóm tắt—Tektite khu vực phía Bắc thành phố Đà Lạt là một dạng thủy tinh tự nhiên, được hình thành từ các vụ va chạm của thiên thạch (Meteorite) với Trái Đất, có thành phần cơ bản là Si, Al, Fe, Mg. Hình dạng tiêu biểu gồm: mảnh vỡ, giọt nước, oval, quả tạ, hình cầu dẹt, chùy dẹt, trụ ngắn, với hình dạng bên ngoài đặc trưng bởi các lỗ hổng phủ toàn bề mặt. Màu sắc đặc trưng là đen tuyền, đôi khi nâu phớt lục ở những cạnh mỏng. Tỷ trọng trung bình khoảng 1,43g/cm3, chiết suất khoảng 1,50 với các bao thể khí kéo dài, và bao thể chứa carbonate, lechatelierite đặc trưng của dòng thủy tinh tự nhiên. Tektite vùng Bắc Đà Lạt được kiểm chứng có nguồn gốc Địa cầu phù hợp với giả thuyết chúng được hình thành bởi các vụ va chạm thiên thạch (Meteorite). Tektite trong khu vực có thể sử dụng để chế tác làm trang sức. Từ khóa—Tektite, thiên thạch, thủy tinh tự nhiên, indochinite, vietnamite, natural glass. 1 GIỚI THIỆU ektite, người Việt Nam hay gọi là thiên thạch, thực tế là một dạng thủy tinh tự nhiên được hình thành từ các vụ va chạm của các vật thể vũ trụ có kích thước tương đối lớn (thiên thạch Meteorite, tiểu hành tính, sao chổi, ) với Trái Đất trong quá khứ. Tektite được tìm thấy rộng khắp ở Việt Nam trong đó có khu vực phía Bắc thành phố Đà Lạt với mật độ khá dày, diện lộ rộng và dễ phát hiện. Tektite còn được xem là một loại đá bán quý trong hệ thống phân loại ngọc học. Chúng được sử dụng làm đá trang sức, đá phong thủy, đá trang T Bản thảo nhận được vào ngày 7 tháng 8 năm 2017. Bản sửa đổi bản thảo ngày 25 tháng 12 năm 2017. Lê Ngọc Năng - Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng ngọc học LIULAB (e-mail: nanggeo03@). Phạm Thị Kim Oanh - Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng ngọc học LIULAB Hồ Nguyễn Trí Mẫn – Bộ môn Tài .
đang nạp các trang xem trước