tailieunhanh - Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống Lúa om 4498, VND 95 - 20, IR 64, CR203 ở mức độ mô sẹo bằng phương pháp nuối cấy In vitro
Trong những năm gần đây, mực nước biển liên tục tăng làm gia tăng diện tích đất nhiễm mặn. Do đó, công tác tuyển chọn giống lúa chịu mặn là rất cấp thiết. Trong bài báo này, chúng tôi công bố kết quả đánh giá khả năng chịu mặn ở mức độ mô sẹo của 4 giống lúa: OM 4498, VND 95 - 20, IR 64, CR 203 bằng phương pháp nuôi cấy in vitro nhằm phục vụ cho việc chọn tạo vật liệu khởi đầu cho chọn dòng chịu mặn của lúa. | Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁC GIỐNG LÚA OM 4498, VND 95-20, IR 64, CR 203 Ở MỨC ĐỘ MÔ SẸO BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY IN VITRO Nguyễn Thị Tâm , Nguyễn Thị Hồng Liên Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm gần đây, mực nƣớc biển liên tục tăng làm gia tăng diện tích đất nhiễm mặn. Do đó, công tác tuyển chọn giống lúa chịu mặn là rất cấp thiết. Trong bài báo này, chúng tôi công bố kết quả đánh giá khả năng chịu mặn ở mức độ mô sẹo của 4 giống lúa: OM 4498, VND 95 - 20, IR 64, CR 203 bằng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro nhằm phục vụ cho việc chọn tạo vật liệu khởi đầu cho chọn dòng chịu mặn của lúa. Kết quả cho thấy cả 4 giống lúa đều có khả năng tạo mô sẹo và khi xử lý mô sẹo ở các nồng độ NaCl 0,03M, NaCl 0,07M và NaCl 0,1M, mô sẹo các giống có tốc độ sinh trƣởng và khả năng tái sinh chồi khác nhau, cao nhất là giống OM 4498. Đã tạo đƣợc 68 dòng mô và 180 dòng cây xanh phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Từ khoá: nuôi cấy in vitro, mô sẹo, tái sinh cây, tính chịu mặn, lúa. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, lúa (Oryza sativa L.) là cây nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở những vùng ven biển, một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất của cây lúa là đất nhiễm mặn. Theo “Nghiên cứu điển hình phục vụ báo cáo phát triển con ngƣời 2007-2008“ của UNDP, hiện nay đồng bằng sông Cửu Long có 1,77 triệu ha đất nhiễm mặn chiếm 45% diện tích, một số địa phƣơng khác nhƣ Nam Định và Thanh Hoá diện tích nhiễm mặn là 7600 ha. Vì vậy, nghiên cứu khả năng chịu NaCl và tăng cƣờng khả năng chịu NaCl của các giống lúa nhằm nâng cao và ổn định sản lƣợng lúa trong điều kiện nhiễm mặn là một đòi hỏi thực tiễn trong sản suất nông nghiệp. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu ảnh hƣởng của NaCl đến sự sinh trƣởng ở mức độ mô sẹo của một số giống lúa [1], [2], [4], [5], [7]. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hƣởng của NaCl đến sự sinh trƣởng
đang nạp các trang xem trước