tailieunhanh - Đánh giá ước lượng mưa từ độ phản hồi radar Nhà Bè
Nghiên cứu này đánh giá ước lượng mưa từ quan trắc radar Nhà Bè theo các công thức thực nghiệm khác nhau. Kết quả cho thấy, trong số 6 công thức ước lượng được sử dụng, công thức của ước lượng mưa diện rộng của Joss và công thức của Marshall-Plamer có thể được sử dụng để ước lượng mưa cho hình thế gió mùa tây nam đơn thuần với sai số vào khoảng là 5mm/h và thường nhỏ hơn giá trị quan trắc. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 10-17 Đánh giá ước lượng mưa từ độ phản hồi radar Nhà Bè Công Thanh1,*, Nguyễn Như Quý1, Mai Văn Khiêm2 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 23/62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá ước lượng mưa từ quan trắc radar Nhà Bè theo các công thức thực nghiệm khác nhau. Kết quả cho thấy, trong số 6 công thức ước lượng được sử dụng, công thức của ước lượng mưa diện rộng của Joss và công thức của Marshall-Plamer có thể được sử dụng để ước lượng mưa cho hình thế gió mùa tây nam đơn thuần với sai số vào khoảng là 5mm/h và thường nhỏ hơn giá trị quan trắc. Công thức ước lượng mưa do Nguyễn Hướng Điền đưa ra là ước lượng tối ưu cho 9 hình thế gây mưa: dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa tây nam kết hợp dải hội tụ nhiệt đới, vùng áp thấp đơn thuần, dông nhiệt, nhiễu động gió đông, vùng áp thấp kết hợp với gió mùa tây nam, rãnh áp thấp có hướng tây bắc-đông nam và các hình thế khác với sai số lần lượt là , 14mm/h, 7mm/h, 19mm/h, 8mm/h, , và . Từ khóa: Radar, ước lượng mưa. 1. Mở đầu thông tin định lượng về lượng mưa với độ phản hồi radar từ mưa, biến đổi từ 20 dBz đến hơn 50 dBz. Độ phản hồi cao có thể đạt đến 75 dBz trong mưa dông, nhưng độ phản hồi cao trên 55 dBz lại thường gắn liền với mưa đá. Mỗi loại mưa có một hàm phân bố hạt theo kích thước riêng, người ta đã xác định nhiều cặp giá trị và cho từng loại mưa. Battan (1973) [1] đã liệt kê trên 60 quan hệ Z - R. Mỗi phương trình thích hợp với từng hoàn cảnh cá biệt. Hầu hết các quan hệ này không khác nhau nhiều khi cường độ mưa nằm trong khoảng từ 20 đến xấp xỉ 200 mm/h. Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Hướng Điền (2015)
đang nạp các trang xem trước