tailieunhanh - IPM hiệu quả trên lúa tại đồng bằng sông Cửu Long

Việc áp dụng IPM trong những năm 1985 đến 1990 giúp giảm lạm dụng thuốc BVTV và kiểm soát được bùng phát dịch rầy nâu tại nhiều nước. Một phần của vấn đề là trong những năm qua, huấn luyện IPM không thống nhất, và nông dân nhận được tư vấn nhau từ các bên khác nhau. Mục đích của dự án là xây dựng một chương trình, trong đó thông điệp chính là sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm. chi tiết nội dung tài liệu. | IPM hiệ u quả trê n lú a tạ i đong bang sô ng Cưu Long ̉ Giới thiệu: IPM cho lúa trên thực tế. Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất, không chỉ tại Việt Nam, nhưng trong hầu hết các nước châu Á; với dân số đang tăng trưởng trong khu vực, việc bảo vệ và duy trì sản xuất lúa gạo bền vững là vấn đề quan trọng của toàn cầu. Cây lúa bị tác động bởi nhiều loại dịch hại (côn trùng, bệnh, cỏ, chuột ), các nhà khoa học đều thống nhất phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) là cách tiếp cận phù hợp nhất để giảm thất thoát năng suất. Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), trong Quy tắc ứng xử quốc tế về phân phối và sử dụng thuốc trừ dịch hại (2014) định nghĩa IPM là “cân nhắc một cách cẩn thận tất cả các kỹ thuật phòng trừ dịch hại sẵn có, và phối hợp các biện pháp phù hợp để giảm mật độ dịch hại, và chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khi quần thể dịch hại tới ngưỡng kinh tế nhằm giảm thiểu nguy cơ đến sức khỏe của người, động vật và môi trường. “IPM” nhấn mạnh trồng cây khỏe, ảnh hưởng tối thiểu tới hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến khích cơ chế kiểm soát dịch hại tự nhiên”. Theo nghĩa khác, “IPM” kết hợp phòng trừ dịch hại với tất cả các khía cạnh của sản xuất cây trồng và nhận biết các mức độ rủi ro khác nhau: kinh tế trang trại, môi trường, sức khỏe, dịch hại, và khả năng quản lý chúng trong trung - dài hạn. Quy tắc ứng xử cũng chỉ định trách nhiệm của các cấp gồm: Chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà sản xuất thuốc BVTV, nhà sản xuất dụng cụ phun rải, người kinh doanh thuốc BVTV, người phun thuốc, hay các thành phần có quan tâm tới thuốc “BVTV”. Việc áp dụng IPM trong những năm 1985 đến 1990 giúp giảm lạm dụng thuốc BVTV và kiểm soát được bùng phát dịch rầy nâu tại nhiều nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có nhiều đợt bùng phát nghiêm trọng rầy nâu và rầy lưng trắng tại một số nước, trong đó có Việt Nam, nước có báo cáo thiệt hại lên tới 1 triệu tấn trong năm 2006/2007. Nguyên nhân bùng phát do canh tác không phù hợp, bao gồm gieo sạ không đồng loạt, dùng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.