tailieunhanh - Doanh nghiệp chế biến nông sản trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Bài viết gồm các phần chính: 1. Mục tiêu của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; 2. Doanh nghiệp chế biến nông sản trong chuỗi giá trị nông sản; 3. Được những lợi ích kinh tế do đóng góp của họ đem lại một cách xứng đáng; 4. Định hướng phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản; 5. Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản trong quá trình tái cơ cấu nhàng nông nghiệp. chi tiết nội dung bài viết. | DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1 DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TS. Nguyễn Mạnh Dũng 1. MỤC TIÊU CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . Một số nét về sản xuất nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận. Nhiều loại nông sản có sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và giữ những vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới như điều, hồ tiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê đứng thứ hai; gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6; . - Sản xuất lúa: Trong năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, sản lượng đạt 45,0 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra 50% sản lượng và 90% lượng lúa hàng hóa. Hàng năm cả nước xuất khẩu 6,08,0 triệu tấn gạo. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5-3,5 tỷ USD. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 6,38 triệu tấn gạo, thu gần 2,955 tỷ USD. - Sản xuất ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 1,21 triệu ha, sản lượng ngô bình quân 5,2 triệu tấn, tăng 4,8% so năm 2013. Có 2 vùng trồng ngô chính là Tây Bắc (Sơn La) và Nam Bộ. Nhìn chung, sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhất là trong chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng khác. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn. Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 4,79 triệu tấn ngô, với kim ngạch 1,224 tỷ USD. - Sản xuất sắn: Diện tích trồng sắn khoảng 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt 9,4-10,4 triệu tấn. Chỉ có 30% sản lượng sắn thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như làm lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.