tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng hập phụ Metylen xanh trong dung dịch nước của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía

Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu sử dụng bã mía xử lí bằng fomandehit (vật liệu hấp phụ 1) và axit sunfuric (vật liệu hấp phụ 2) để tách loại metylen xanh trong dung dịch nước. Các thí nghiệm đƣợc tiến hành ở nhiệt độ phòng (26±10C). Các thông số hấp phụ đƣợc xác định theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir. | Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 45 - 50 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ METYLEN XANH TRONG DUNG DỊCH NƢỚC CỦA CÁC VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ BÃ MÍA Lê Hữu Thiềng*, Ngô Thị Lan Anh, Đào Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thúy Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu sử dụng bã mía xử lí bằng fomandehit (vật liệu hấp phụ 1) và axit sunfuric (vật liệu hấp phụ 2) để tách loại metylen xanh trong dung dịch nƣớc. Các thí nghiệm đƣợc tiến hành ở nhiệt độ phòng (26±1 0C). Các thông số hấp phụ đƣợc xác định theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir. Các kết quả thực nghiệm cho thấy: với lƣợng các vật liệu hấp phụ là 0,4 gam; nồng độ đầu của metylen xanh là 99,23 mg/l, độ pH bằng 7,0, thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu hấp phụ 1 là 60 phút, của vật liệu hấp phụ 2 là 90 phút. Các vật liệu hấp phụ có khả năng hấp phụ tốt hơn so với nguyên liệu. Hiệu suất hấp phụ của vật liệu hấp phụ 1 là 87,38%, vật liệu hấp phụ 2 là 90%. Từ khóa: Hấp phụ, bã mía, fomandehit, axit sunfuric, metylen xanh MỞ ĐẦU* Thuốc nhuộm đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhƣ dệt may, cao su, giấy, nhựa Do tính tan cao, các thuốc nhuộm là một trong những nguồn ô nhiễm nƣớc của nƣớc thải công nghiệp. Việc thải nƣớc thải chứa thuốc nhuộm chƣa qua xử lý vào các nguồn nƣớc tự nhiên nhƣ sông, suối, sẽ làm nhiễm độc các sinh vật sống trong nƣớc và phá hủy cảnh quan môi trƣờng tự nhiên. Trong số nhiều phƣơng pháp xử lý nguồn nƣớc bị nhiễm thuốc nhuộm, phƣơng pháp hấp phụ đƣợc lựa chọn và đã mang lại hiệu quả tốt nhất. Trên thế giới, trong những năm gần đây việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp sẵn có, rẻ tiền chế tạo các vật liệu hấp phụ (VLHP) để tách loại các chất gây ô nhiểm nói chung, thuốc nhuộm nói riêng trong các nguồn nƣớc đang đƣợc chú ý [2,5,6]. Ở Việt Nam, hàng năm các nhà máy sản xuất đƣờng từ mía, tạo ra một lƣợng rất lớn bã mía. Bã mía khô chứa khoảng 34,5% xenlulozo, 24% hemixenlulozo và 22÷25% lignin.

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.