tailieunhanh - Tiểu thuyết Cá hồi – cảm quan phê phán con người từ góc nhìn sinh thái
Tiểu thuyết Cá hồi - 연어 của Ahn Do Hyun – 안도현 thể hiện rõ ý nghĩa cảnh báo về nguy cơ sinh thái. Thông qua những ẩn dụ về hành trình trở về nguồn cội của loài cá hồi, cùng những diễn ngôn giễu nhại, tác phẩm rung lên hồi chuông về cách nhận thức và ứng xử của con người đối với tự nhiên. Mặt khác, tác phẩm cũng trình bày niềm tin tưởng về sự chan hòa phồn thịnh của tự nhiên muôn loài. | Số 5(83) năm 2016 Ý kiến trao đổi TIỂU THUYẾT CÁ HỒI – CẢM QUAN PHÊ PHÁN CON NGƯỜI TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI TRẦN XUÂN TIẾN* TÓM TẮT Tiểu thuyết Cá hồi - 연어 của Ahn Do Hyun – 안도현 thể hiện rõ ý nghĩa cảnh báo về nguy cơ sinh thái. Thông qua những ẩn dụ về hành trình trở về nguồn cội của loài cá hồi, cùng những diễn ngôn giễu nhại, tác phẩm rung lên hồi chuông về cách nhận thức và ứng xử của con người đối với tự nhiên. Mặt khác, tác phẩm cũng trình bày niềm tin tưởng về sự chan hòa phồn thịnh của tự nhiên muôn loài. Từ khóa: Cá hồi, Ahn Do Hyun, nguy cơ sinh thái. ABSTRACT The Salmon – criticizing humans from an ecological view The Salmon (연어) by Ahn Do Hyun (안도현) demonstrates clearly the warning about ecological risks. Through metaphors of the journey back to the root of the salmons, and parodic discourse, the work rings a warning bell about the perceptions and behaviors of humans towards nature. On the other hand, the work also presents the belief about the prosperous harmony of nature. Keywords: The Salmon, Ahn Do Hyun, ecological risk. 1. Đặt vấn đề “Làm thế nào để chúng ta có thể góp phần phục hồi môi trường, không chỉ trong không - thời gian của chúng ta, mà còn bằng chính khả năng tự thân với tư cách là những người giảng dạy văn học? Câu trả lời nằm ở việc chúng ta cần nhận thức được rằng các vấn đề về môi trường hiện nay chủ yếu là do chính chúng ta tạo ra, hay nói cách khác, là do sản phẩm của văn hóa”1. Đó là nhận định của Cheryll Glotfelty trong bài viết Nghiên cứu văn học trong một thời đại khủng hoảng môi trường (Literary studies in an age of environmental crisis) [8]. Thực vậy, chỉ khi xác lập lại quan niệm về mối * quan hệ bình đẳng giữa môi sinh tự nhiên và loài người, chỉ khi soát xét lại một cách sòng phẳng về những khuynh hướng giá trị, những thái độ cũng như cách hành xử của mình với thiên nhiên tạo vật thì con người mới có thể khôi phục
đang nạp các trang xem trước