tailieunhanh - Phân biệt chủ ngữ với tân ngữ dựa vào kết trị của động từ - vị ngữ

Dựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, bài báo tiến hành phân biệt chủ ngữ với tân ngữ trong một số kiểu câu có ý kiến tranh luận trong tiếng Việt. Thuộc số này là: a) Kiểu câu có vị ngữ là động từ nội hướng trung tính (Ví dụ: Trong túi còn tiền, Ở đây thường xảy ra tai nạn giao thông). b) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng trung tính. (Ví dụ: Tôi có tiền. Y khẽ lắc đầu). c) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng được dùng trong ý nghĩa nội hướng chỉ trạng thái (Ví dụ: Trên bàn đặt một cuốn sách, Trên tường treo một bức tranh). | Nguyễn Mạnh Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 37 - 40 PHÂN BIỆT CHỦ NGỮ VỚI TÂN NGỮ DỰA VÀO KẾT TRỊ CỦA ĐỘNG TỪ - VỊ NGỮ Nguyễn Mạnh Tiến* Khoa Đào tạo Giáo viên THCS, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Dựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, bài báo tiến hành phân biệt chủ ngữ với tân ngữ trong một số kiểu câu có ý kiến tranh luận trong tiếng Việt. Thuộc số này là: a) Kiểu câu có vị ngữ là động từ nội hướng trung tính (Ví dụ: Trong túi còn tiền, Ở đây thường xảy ra tai nạn giao thông). b) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng trung tính. (Ví dụ: Tôi có tiền. Y khẽ lắc đầu). c) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng được dùng trong ý nghĩa nội hướng chỉ trạng thái (Ví dụ: Trên bàn đặt một cuốn sách, Trên tường treo một bức tranh). Từ khóa: Kết trị; động từ; vị ngữ; chủ ngữ; hiện thực hóa Trong cách phân tích câu theo quan điểm truyền thống, vấn đề ranh giới giữa chủ ngữ và bổ ngữ được coi là một trong những vấn đề nan giải. Theo cách phân tích câu theo kết trị, chủ ngữ được coi là một kiểu bổ ngữ (bổ ngữ chủ thể) nên vấn đề phân biệt chủ ngữ như là thành phần chính với bổ ngữ như là thành phần phụ không còn được đặt ra. Tất cả những từ có ý nghĩa cú pháp chủ thể dù có vị trước hay sau vị ngữ (vị từ) đều được coi là chủ ngữ (tức là bổ ngữ chủ thể). Chẳng hạn, cụm danh từ chỉ chủ thể (một con cú mèo) trong hai câu: Một con cú mèo từ trong hang bay ra và Từ trong hang bay ra một con cú mèo đều là chủ ngữ (bổ ngữ chủ thể). Tuy nhiên, trong việc xác định chủ ngữ, vấn đề phân biệt chủ ngữ với tân ngữ (bổ ngữ đối thể hay khách thể) vẫn được đặt ra vì mặc dù giữa chủ ngữ và tân ngữ không có sự đối lập về đẳng cấp (tôn ti) hay về chức năng cú pháp (chúng đều là thành phần phụ), nhưng giữa chúng vẫn có sự đối lập về nội dung chức năng, tức là sự đối lập về ý nghĩa và hình thức cú pháp.* Như vậy, thực chất của việc phân biệt chủ ngữ với tân ngữ là phân biệt chúng theo đặc điểm về ý nghĩa cú pháp và hình thức cú .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN