tailieunhanh - Nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá trầu (Piper Betle L.)

Bằng phương pháp chiết theo độ phân cực tăng dần của dung môi, các lớp chất thiên nhiên trong lá trầu không Piper Betle L. đã được phân tách thành bốn lớp chất khác nhau. Lớp chất kém phân cực được chiết bằng n-hexan (cặn H, 4,62%), lớp chất phân cực trung bình được chiết bằng dung môi diclometan (cặn D, 4,19% ), lớp chất phân cực được phân bố vào dung môi chiết etyl axetat (cặn E, 1,80%), lớp chất phân cực cao phân bố vào dung môi chiết metanol-nước (cặn W, 6,03%). | Phạm Thế Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 69 - 73 NGHIÊN CỨU CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG LÁ TRẦU (PIPER BETLE L.) Phạm Thế Chính1, Phạm Thị Thắm , Nguyễn Hồng Phong1 1 2 1 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội TÓM TẮT Bằng phương pháp chiết theo độ phân cực tăng dần của dung môi, các lớp chất thiên nhiên trong lá trầu không Piper Betle L. đã được phân tách thành bốn lớp chất khác nhau. Lớp chất kém phân cực được chiết bằng n-hexan (cặn H, 4,62%), lớp chất phân cực trung bình được chiết bằng dung môi diclometan (cặn D, 4,19% ), lớp chất phân cực được phân bố vào dung môi chiết etyl axetat (cặn E, 1,80%), lớp chất phân cực cao phân bố vào dung môi chiết metanol-nước (cặn W, 6,03%). Hoạt tính vi sinh vật của các cặn chiết đã được nghiên cứu, trong đó cặn E có hoạt tính mạnh nhất, kháng được hai dòng vi sinh vật S. aurenus và E. coli, cặn chiết D kháng được S. aurenus. Từ cặn chiết D đã phân lập được hai chất tinh khiết là 4-allylpyrocatechol và eugenol, từ cặn chiết E phân lập được một chất tinh khiết 4-allylpyrocatechol. Cấu trúc của các hợp chất phân lập được xác định bằng các phương pháp phổ IR, MS, 1H&C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC. Hợp chất 4allylpyrocatechol đã được nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa với SC50=12,87 µg/ml và kháng mạnh dòng S. aurenus (MIC=50 µg/ml). Từ khóa: Piper, betle, sriboa, eugenol, trầu MỞ ĐẦU* Cây trầu có tên khoa học là Piper betle L. (hay Piper sriboa L.), thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ở châu Á, vùng nhiệt đới như Malaysia, Inđonesia, Philippin. Ngoài việc dùng lá trầu nhai với cau và vôi để ăn trầu và bảo vệ răng miệng, dân gian còn dùng nước lá trầu để sát trùng, chống lở loét, chống viêm nhiễm.[2]. Do vậy nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá trầu được các nhà khoa học thế giới đặc biệt quan tâm [1,3,4], nhưng trong nước mới có vài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN