tailieunhanh - Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Chim én bay của Nguyễn Trí Huân

Tiểu thuyết Chim én bay của Nguyễn Trí Huân được viết năm 1987, đã đạt giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1985 - 1989 và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1988 - 1989. Viết về chiến tranh bằng cái nhìn thế sự, nhà văn đã khai thác những mất mát, đau thương, những vết thương trong tâm khảm con người | Ngô Thu Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 15 - 20 CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT CHIM ÉN BAY CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN Ngô Thu Thủy* Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tiểu thuyết Chim én bay của Nguyễn Trí Huân được viết năm 1987, đã đạt giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1985 - 1989 và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1988 - 1989. Viết về chiến tranh bằng cái nhìn thế sự, nhà văn đã khai thác những mất mát, đau thương, những vết thương trong tâm khảm con người Cảm hứng bi kịch trong tác phẩm được thể hiện khá rõ qua số phận của nhân vật Quy, gắn liền với những hồi ức bi thảm về chiến tranh, những khát vọng đau đớn về tình yêu, hạnh phúc và những trăn trở, day dứt về hiện tại Với kỹ thuật dòng ký ức, Nguyễn Trí Huân đã nhìn sâu vào bi kịch của nhân vật, từ đó đặt ra những vấn đề bức thiết và có ý nghĩa về việc giải quyết hậu quả của chiến tranh sau chiến tranh. Từ khóa: Cảm hứng bi kịch, Chim én bay, Nguyễn Trí Huân, chiến tranh, nhân vật, dòng ký ức Nằm trong dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân kể về một câu chuyện khá đặc biệt. Đó là cuộc đấu tranh không kém phần căng thẳng và quyết liệt của các em nhỏ với kẻ thù và những di họa của cuộc chiến ấy. Khai thác những mất mát, những vết thương sâu thẳm của con người trong và sau cuộc chiến, tiểu thuyết Chim én bay của Nguyễn Trí Huân mang đậm dấu ấn của cảm hứng bi kịch - cảm hứng xuất hiện khá đậm đặc trong văn học viết về chiến tranh sau 1975.* Viết về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, văn học 1945 - 1975 được coi là bản hùng ca chiến trận. Do yêu cầu lịch sử, văn học dành những trang đẹp nhất, hào sảng nhất về cuộc chiến và những người con ưu tú của đất nước. Nhìn chiến tranh ở phần sáng của nó, văn học trước 1975 mang đậm chất sử thi với cảm hứng lãng mạn sôi nổi, chất anh hùng ca và giọng điệu ngợi ca, khẳng định Bước ra cuộc chiến, đối diện với hiện thực cuộc sống bề bộn, ngổn ngang, nhà văn có khoảng cách cần thiết

TỪ KHÓA LIÊN QUAN