tailieunhanh - Bàn thêm về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký

Lâu nay, khi bàn về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký vẫn có hai luồng ý kiến có xu hướng đối lập: một là khẳng định ngợi ca và hai là phủ nhận, chỉ trích. Dựa trên những cứ liệu cụ thể và một số tư liệu mới, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích và cho rằng có nhiều bằng cứ để khẳng định Trương Vĩnh Ký là một người chủ trương tự trị văn hoá hơn là một nhà hoạt động chính trị với vũ khí là văn hoá. | Dương Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 3 - 7 BÀN THÊM VỀ VAI TRÒ TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ Dương Thu Hằng* Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Lâu nay, khi bàn về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký vẫn có hai luồng ý kiến có xu hướng đối lập: một là khẳng định ngợi ca và hai là phủ nhận, chỉ trích. Dựa trên những cứ liệu cụ thể và một số tư liệu mới, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích và cho rằng có nhiều bằng cứ để khẳng định Trương Vĩnh Ký là một người chủ trương tự trị văn hoá hơn là một nhà hoạt động chính trị với vũ khí là văn hoá. Từ khoá: Trương Vĩnh Ký, vai trò, chữ quốc ngữ, văn hoá, chính trị A TÒNG HAY TIÊN PHONG? * Lâu nay, khi bàn về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký vẫn có hai luồng ý kiến có xu hướng đối lập. Một là những nhận định đánh giá cho rằng Trương Vĩnh Ký là người có công đầu trong việc phổ cập chữ quốc ngữ ở Việt Nam, xếp ông ở vị trí “cột mốc đánh dấu một cuộc xuất phát”[1]. Luồng ý kiến thứ hai có xu hướng phủ định vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký mà Phạm Thế Ngũ [2] là một đại diện tiêu biểu. Có thể thấy, phía quy công, lấy bằng cứ là những công việc, tác phẩm thực tế của Trương Vĩnh Ký; bên buộc tội, nệ vào chủ trương của chính quyền thực dân được cụ thể hóa bằng các nghị định, thông tư. Nhưng ít người lưu tâm đến tính niên đại và theo đó là những tương tác của hai “bằng chứng” này. Vì thế, công việc của chúng tôi là thử tạo một dấu nối giữa chúng. Sau khi lập bảng thống kê đối chiếu, chúng tôi thấy: Việc phổ biến chữ quốc ngữ và bãi bỏ chữ Hán, chữ Nôm là một chính sách quan trọng của chính quyền Pháp, cả về chính trị và văn hóa: "tôi coi việc bãi bỏ chữ Hán và thay thế trước tiên bằng chữ quốc ngữ, sau bằng chữ Pháp, là một phương pháp rất chính trị, rất thực tế và rất hữu hiệu để lập ra ở Bắc kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông. "[3]. Đó là biến Việt Nam thành thuộc địa và tách người * Tel: 0912938489 dân Việt, trong đó trí .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.