tailieunhanh - Khảo sát tình trạng biếng ăn ở trẻ từ 12‐36 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 6/2012 đến tháng 1/2013

Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau: (1) xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và phân loại biếng ăn theo IMFeD.(2)Xác định mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn, mối liên quan giữa các nhóm biếng ăn. đề tài qua bài viết này. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ TỪ 12‐36 THÁNG TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 6/2012 ĐẾN THÁNG 1/2013 Lê Thị Kim Dung*, Nguyễn Anh Tuấn**, Huỳnh Thị Duy Hương** TÓM TẮT Mở đầu: Biếng ăn ở trẻ em rất phổ biến. Công cụ IMFeD giúp tiếp cận 6 nhóm biếng ăn ở trẻ. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về phân loại các nhóm biếng ăn. Mục tiêu: (1)Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và phân loại biếng ăn theo IMFeD.(2)Xác định mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn, mối liên quan giữa các nhóm biếng ăn. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích 366 trẻ 12‐36 tháng tuổi có thời gian biếng ăn ≥ 1 tháng. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, triệu chứng của 6 nhóm biếng ăn theo IMFeD (biếng ăn nhũ nhi, ác cảm với thức ăn, biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa, sợ ăn, thờ ơ với chuyện ăn, sự quan tâm quá mức của cha mẹ) được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Kết quả: Tuổi đến khám nhiều nhất là 12‐<18 tháng tuổi (41%). Tỷ lệ nam:nữ = . Đa số trẻ xuất hiện biếng ăn lúc 6‐<12 tháng tuổi (50%). Thời gian biếng ăn trung bình là 11± 6,6 tháng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 38,%. Hầu hết trẻ thuộc nhóm biếng ăn nhũ nhi (99,5%). Phần lớn trẻ có ≥ 2 nhóm biếng ăn phối hợp (76%). Trẻ có thời gian biếng ăn <1 năm có tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với trẻ có thời gian biếng ăn ≥1 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN