tailieunhanh - Liên văn bản trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa
Diêm Liên Khoa - bậc đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường trên văn đàn Trung Quốc đương đại - đã sử dụng liên văn bản như một cái “mã” sáng tác trong tiểu thuyết của mình. Liên văn bản đã giúp ông tái hiện hiện thực một cách dữ dội hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn, và nhức nhối hơn. Đồng thời, đó cũng là sự phản tư về hiện thực và lịch sử cũng như “lạ hóa” phong cách nghệ thuật giàu chất hài hước đen của nhà văn. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 8 (2018): 60-70 Vol. 15, No. 8 (2018): 60-70 Email: tapchikhoahoc@; Website: LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DIÊM LIÊN KHOA Nguyễn Thị Tịnh Thy* Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Ngày nhận bài: 29-5-2018; ngày nhận bài sửa: 19-6-2018; ngày duyệt đăng: 24-8-2018 TÓM TẮT Diêm Liên Khoa - bậc đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường trên văn đàn Trung Quốc đương đại - đã sử dụng liên văn bản như một cái “mã” sáng tác trong tiểu thuyết của mình. Liên văn bản đã giúp ông tái hiện hiện thực một cách dữ dội hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn, và nhức nhối hơn. Đồng thời, đó cũng là sự phản tư về hiện thực và lịch sử cũng như “lạ hóa” phong cách nghệ thuật giàu chất hài hước đen của nhà văn. Từ khóa: liên văn bản, Diêm Liên Khoa, cách mạng, giễu nhại, trò chơi. ABSTRACT Intertextuality in Yan Lianke’s novel Yan Lianke – the Great Master of Magical Realism in contemporary Chinese literary Circle who implemented intertextuality as a “code” creation in his novels. The intertextuality helped him to recreate the reality in the fiercer, livelier, more profound and stinging way. At the same time, that is also the self-awareness of history and reality that make his style “unique” with black humour. Keywords: intertextuality, Yan Lianke, revolution, parody, games. Mở đầu Liên văn bản là một khái niệm thuộc hệ hình phê bình hậu hiện đại. Nó thể hiện quan niệm về sự hiện diện của các trầm tích ngôn ngữ, văn hóa, văn bản quá khứ trong bất kì một văn bản nào của thời hiện tại. Các lớp trầm tích đó có thể đến từ vô thức hoặc từ ý thức nghệ thuật của nhà văn. Rất nhiều nhà văn hiện đại đã sử dụng liên văn bản như là sự “đối thoại”, sự tương tác lời “của mình” và lời “người khác” với mục đích làm tăng hiệu quả của trần thuật. .
đang nạp các trang xem trước