tailieunhanh - Nghiên cứu hệ thống giám sát tai nạn thương tích ngành y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá hệ thống giám sát tai nạn thương tích của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010. Bằng phương pháp nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sẵn có, điều tra cắt ngang đã đạt được kết quả: Hệ thống giám sát được triển khai từ năm 2003 từ tuyến tỉnh đến xã, phường, cho đến nay về nguồn lực hiện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách, về trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại | Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174 NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TAI NẠN THƯƠNG TÍCH NGÀNH Y TẾ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2002-2010 Lương Mai Anh, Nguyễn Thúy Lan, Trịnh xuân Đàn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá hệ thống giám sát tai nạn thương tích của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010. Bằng phương pháp nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sẵn có, điều tra cắt ngang đã đạt được kết quả: Hệ thống giám sát được triển khai từ năm 2003 từ tuyến tỉnh đến xã, phường, cho đến nay về nguồn lực hiện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách, về trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại vẫn phải sử dụng nhờ các chương trình Y tế khác, về báo cáo số liệu tai nạn thương tích đã được thực hiện theo biểu mẫu và quy định của Bộ Y tế tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế như: bỏ sót trường hợp, không xác định đúng nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích, báo cáo thường muộn hơn thời gian yêu cầu, số liệu báo cáo thiếu chính xác, tuyến trên không kiểm soát được số liệu của tuyến dưới. Từ đó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: Cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức giám sát TNTT cho cán bộ làm công tác giám sát TNTT tại tuyến tỉnh để về chỉ đạo tuyến huyện thị, xã phường; Tập huấn về cách ghi chép biểu mẫu cho cán bộ làm công tác thống kê báo cáo TNTT; Qui định ghi chép số liệu người bệnh bị tai nạn đối với các bệnh viện; Qui định cụ thể hình thức báo cáo đối với bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Từ khóa: Tai nạn thương tích; hệ thống giám sát tai nạn thương tích; đánh giá; đào tạo; thống kê báo cáo. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện tại ở Việt Nam thông tin về tình hình tai nạn thương tích (TNTT) có được từ 2 nguồn chính đó là báo cáo của Bộ Y tế và báo cáo thường xuyên của các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của từng Bộ, ngành. Riêng ngành Y tế giám sát TNTT cũng đã được triển khai từ năm 2003, báo cáo số liệu thu thập từ hệ thống này được tổng hợp từ tuyến tỉnh lên Cục Quản lý môi trường y tế định kỳ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN