tailieunhanh - Mạ composite TiO2 - Ni một giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng làm việc của lớp mạ Ni

Mạ composite là một trong những biện pháp công nghệ bề mặt tiên tiến đang được ứng dụng rộng rãi để tạo nên lớp bề mặt có tính chất vượt trội so với lớp mạ điện thông thường. Kết quả nghiên cứu mạ composite TiO2 trên nền Ni chỉ ra rằng mật độ hạt TiO2 tham gia vào lớp mạ phụ thuộc đáng kể vào tốc độ khuấy dung dịch và độ cứng tế vi của lớp mạ composite TiO2-Ni tăng khoảng gần 1,4 lần so với lớp mạ Ni thông thường. Đây là cơ sở để triển khai những nghiên cứu tiếp theo nhằm đưa mạ composite vào ứng dụng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam. | Nguyễn Đăng Bình và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 73 - 77 MẠ COMPOSITE TiO2-Ni MỘT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA LỚP MẠ Ni Nguyễn Đăng Bình1*, Phan Quang Thế1, Trương Đức Thiệp2 1 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 2 Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ NN & PTNT TÓM TẮT Mạ composite là một trong những biện pháp công nghệ bề mặt tiên tiến đang được ứng dụng rộng rãi để tạo nên lớp bề mặt có tính chất vượt trội so với lớp mạ điện thông thường. Kết quả nghiên cứu mạ composite TiO2 trên nền Ni chỉ ra rằng mật độ hạt TiO2 tham gia vào lớp mạ phụ thuộc đáng kể vào tốc độ khuấy dung dịch và độ cứng tế vi của lớp mạ composite TiO 2-Ni tăng khoảng gần 1,4 lần so với lớp mạ Ni thông thường. Đây là cơ sở để triển khai những nghiên cứu tiếp theo nhằm đưa mạ composite vào ứng dụng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Keywword: Mạ composite, composite TiO2-Ni, mạ điện thông thường MỞ ĐẦU* Mạ điện là một phương pháp để tạo ra lớp mạ composite. Các hạt trong tính không tan trong dung dịch điện phân được giữ lơ lửng trong dung dịch và tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của lớp mạ kim loại. Việc đưa các hạt trung tính tham gia vào lớp mạ composite làm thay đổi đáng kể độ cứng, độ bền của lớp mạ cũng như làm thay đổi đặc tính tương tác của lớp mạ với bề mặt đối tiếp hoặc môi trường xung quanh [1]. Quá trình mạ composite ZrO2 hoặc TiO2 trên nền Ni được thực hiện trong bể mạ điện Ni thông thường. Dung dịch mạ được điều chế từ hóa chất và nước cất. Các hạt trung tính được các hạt trung tính thường dưới 20 µm cho đến kích thước ở thang nano. Chiều dày lớp mạ có thể đạt từ vài µm đến vài trăm µm [1]. Các thông số quá trình cơ bản ảnh hưởng đến tính chất của lớp mạ composite trên nền kim loại bao gồm mật độ dòng điện, bản chất của dung dịch điện phân, nhiệt độ dung dịch, độ pH, chất phụ gia, tính chất của hạt trung tính và cỡ hạt, tốc độ khuấy . [1, 2]. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống mạ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN