tailieunhanh - Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở học sinh THCS Cán Tỷ-Quản Bạ-Hà Giang
Bằng phương pháp mô tả điều tra cắt ngang 1075 học sinh THCS xã Cán Tỷ, Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà giang theo mẫu phiếu in sẵn chúng tôi thu được kết quả sau: - Tỷ lệ tai nạn thương tích (TNTT) là 11,62%, nguyên nhân chủ yếu là do ngã (41,16%), tai nạn giao thông (20,8%), do đuối nước (3,20%), thấp nhất là bỏng (1,60%) - Tuổi mắc tai nạn thương tích cao nhất ở lứa tuổi 12 (28,00%) cao hơn các lứa tuổi khác; nam (60,80%) cao hơn nữ (39,20%) và gặp chủ yếu ở học sinh người dân tộc Hmông (96,80%). | Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở HỌC SINH THCS CÁN TỶ-QUẢN BẠ-HÀ GIANG Hoàng Thị Hòa, Trịnh Xuân Đàn Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bằng phương pháp mô tả điều tra cắt ngang 1075 học sinh THCS xã Cán Tỷ, Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà giang theo mẫu phiếu in sẵn chúng tôi thu được kết quả sau: - Tỷ lệ tai nạn thương tích (TNTT) là 11,62%, nguyên nhân chủ yếu là do ngã (41,16%), tai nạn giao thông (20,8%), do đuối nước (3,20%), thấp nhất là bỏng (1,60%) - Tuổi mắc tai nạn thương tích cao nhất ở lứa tuổi 12 (28,00%) cao hơn các lứa tuổi khác; nam (60,80%) cao hơn nữ (39,20%) và gặp chủ yếu ở học sinh người dân tộc Hmông (96,80%). - Kiến thức, thái độ, thực hành về tai nạn thương tích của học sinh chưa được tốt, chỉ đạt loại khá và trung bình (từ 52-70% ). Còn trên 10% số học sinh không hiểu biết về phòng tránh TNTT - Có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức, thái độ, thực hành đến phòng tránh TNTT học sinh (OR = 3,14; CI= 95%) với p 0,05) Từ khóa: Tai nạn thương tích, học sinh trung học cơ sở, dân tộc, kiến thức thái độ thực hành ĐẶT VẤN ĐỀ* Tai nạn thương tích là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đứng hàng thứ 3 trong số 19 nhóm bệnh theo phân loại bệnh tật của tổ chức y tế thế giới (WHO) [1] và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm 119 tuổi [8]. Vì vậy đây là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, là một gánh nặng đối với sức khoẻ xã hội nói chung và cá nhân nói riêng, nhất là đối với lứa tuổi trẻ. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy tỷ lệ TNTT ở học sinh ë bậc học phổ th«ng cã xu hướng gia tăng theo thời gian và cao nhất là ở học sinh THCS. Các tác giả cũng nhận xét là tình trạng chấn thương do tai nạn thương tích ở đối tượng này chưa được đề cập nhiều [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Thuý Lan tại thành phố Yên Bái cho thấy tỷ lệ TNTT ở nhóm tuổi 10-14 (Lứa tuổi học phổ thông) là cao nhất (1,38%), tỷ .
đang nạp các trang xem trước