tailieunhanh - Đặc điểm kháng kháng sinh và cơ chế truyền gen kháng thuốc ở các chủng Salmonella typhi phân lập tại Việt Nam
Một nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành với 111 chủng Salmonella typhi phân lập tại Việt Nam. Kết quả cho thấy 81,1% số chủng đề kháng với một hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng (CmApTmSu) xuất hiện phổ biến (75,68%); tất cả các chủng vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với ceftazidime, ceftriaxone và ciprofloxacin. Thực nghiệm tiếp hợp và phản ứng PCR xác nhận: các gen mã hóa cho sự đề kháng của S. | Nguyễn Đắc Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 157 - 161 ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH VÀ CƠ CHẾ TRUYỀN GEN KHÁNG THUỐC Ở CÁC CHỦNG SALMONELLA TYPHI PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM Nguyễn Đắc Trung Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Một nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành với 111 chủng Salmonella typhi phân lập tại Việt Nam. Kết quả cho thấy 81,1% số chủng đề kháng với một hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng (CmApTmSu) xuất hiện phổ biến (75,68%); tất cả các chủng vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với ceftazidime, ceftriaxone và ciprofloxacin. Thực nghiệm tiếp hợp và phản ứng PCR xác nhận: các gen mã hóa cho sự đề kháng của S. typhi với chloramphenicol (cat-1), tetracycline (tetA), ampicillin (blaTEM-1) và trimethoprim (dfr14)/ sulfamethoxazole (sul-2) đều nằm trên một plasmid 23 Kb và chúng có thể được truyền cả cụm sang vi khuẩn nhận E. coli DH5α; plasmid 23 Kb chỉ được tìm thấy ở các chủng S. typhi đa kháng thuốc. Từ khóa: Bệnh thương hàn, Salmonella typhi, đa kháng thuốc, R-plasmid, PCR ĐẶT VẤN ĐỀ* Ngày nay bệnh thương hàn do Salmonella typhi vẫn là một vấn đề y tế quan trọng ở các nước đang phát triển và kém phát triển-những nơi mà điều kiện vệ sinh còn kém, thiếu cung cấp nước sạch, ô nhiễm thực phẩm, việc sử dụng vacxin còn hạn chế [2], [13]. Dưới áp lọc chọn lọc của kháng sinh, vi khuẩn S. typhi đã phát triển nhiều cơ chế kháng thuốc khác nhau làm xuất hiện và lan truyền rộng rãi các chủng vi khuẩn kháng đa kháng sinh [4], [7], [10]. Từ năm 1995, bệnh thương hàn do S. typhi đa kháng thuốc đã xuất hiện ở nhiều vùng của Việt Nam, sự đề kháng với các kháng sinh fluoroquinolone và cephalosporin thế hệ thứ 3 cũng đã xuất hiện ở vi khuẩn này [2], [5], [14]. Cơ chế đề kháng và sự lan truyền gen kháng thuốc qua plasmid ở S. typhi cũng đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu [4], [7], [10]. Tại Việt Nam, plasmid mang gen kháng thuốc cũng đã được tìm thấy ở một số chủng S. typhi phân lập tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên có sự khác biệt trong
đang nạp các trang xem trước