tailieunhanh - Phát triển văn hóa đọc thông qua đổi mới tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Trong nhà trường, việc phát triển văn hóa đọc thông qua đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là một giải pháp hữu hiệu, nhằm từng bước chuyển giao nhiệm vụ học tập vào mỗi học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”. | Số 4(82) năm 2016 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC THÔNG QUA ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC NGUYỄN TRỌNG HOÀN* TÓM TẮT Hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội học tập, đẩy mạnh tự học và học tập suốt đời; việc phát triển văn hóa đọc là một tất yếu trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Trong nhà trường, việc phát triển văn hóa đọc thông qua đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là một giải pháp hữu hiệu, nhằm từng bước chuyển giao nhiệm vụ học tập vào mỗi học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”. Từ khóa: xã hội học tập, tự học, học tập suốt đời, văn hóa đọc. ABSTRACT Developing a reading culture through innovating the organization of learning and teaching activities following a learners’ competence development approach Towards the goal of building a learning society, promoting self-learning and lifelong learning, the development of a reading culture is apodictic in the context of fundamentally innovating education and training in our country. In school, the development of a reading culture through reforming teaching methods and testing and assessment is an effective solution, transferring the learning tasks to each learner step by step to increase learning quality, meeting the demand of "strongly transforming the education process from mainly equipping knowledge to fully developing learners' competence and quality". Keywords: learning society, self-learning, life-long learning, reading culture. 1. Đặt vấn đề Là một thuật ngữ khá mới, “văn hóa đọc” chưa được định nghĩa thống nhất và chưa xuất hiện trong các bộ từ điển tiếng Việt. Theo Nguyễn Hữu Viêm, văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN