tailieunhanh - Chi phí sức khỏe tiết kiệm được nhờ chuyển đổi nhiên liệu sản xuất gốm ở xã Bát Tràng

Bài viết trình bày kết quả lượng giá lợi ích môi trường nhờ sản xuất sạch hơn, thông qua chi phí sức khỏe tiết kiệm được khi chuyển đổi nhiên liệu sản xuất từ than sang gas ở làng gốm Bát Tràng, Hà Nội trong giai đoạn 2008-2018. Kết quả cho thấy chi phí sức khỏe tiết kiệm được có giá trị khoảng 43,5 tỷ đồng/năm. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 4 (2018) 74-81 Chi phí sức khỏe tiết kiệm được nhờ chuyển đổi nhiên liệu sản xuất gốm ở xã Bát Tràng Nguyễn Thị Vĩnh Hà*, Lương Thị Yến Nhận ngày 11 tháng 08 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả lượng giá lợi ích môi trường nhờ sản xuất sạch hơn, thông qua chi phí sức khỏe tiết kiệm được khi chuyển đổi nhiên liệu sản xuất từ than sang gas ở làng gốm Bát Tràng, Hà Nội trong giai đoạn 2008-2018. Kết quả cho thấy chi phí sức khỏe tiết kiệm được có giá trị khoảng 43,5 tỷ đồng/năm. Trung bình trên mỗi cá nhân, lợi ích sức khỏe là 3,75 triệu đồng/năm. Chi phí sức khỏe tiết kiệm được trong vòng 3 năm đủ đề bù lại chi phí xây lò gas. Ngoài ra, người sản xuất có lợi nhuận tăng do tiết kiệm chi phí nhiên liệu và chất lượng sản phẩm tốt hơn, sản lượng cao hơn. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy sản xuất sạch hơn vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích xã hội. ừ k ó : Sản xuất sạch hơn, chi phí sức khỏe, làng gốm Bát Tràng. 1. Giới thiệu Quá trình thực hiện sản xuất sạch hơn ở Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại. Một trong những lý do là chi phí đầu tư cho công nghệ sản xuất sạch hơn thường đắt đỏ. Điều mà nhà sản xuất quan tâm khi quyết định đầu tư công nghệ mới là, liệu lợi ích, đặc biệt là lợi ích môi trường đem lại cho chính họ, có bù đắp được chi phí đầu tư không. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và sức khỏe ở làng nghề. Chẳng hạn, Trương Quang Hải và cộng sự (2004) đã đánh giá ảnh hưởng của sản xuất gốm sứ đến môi trường, đề cập đến trình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Bát Tràng và tỷ lệ người dân mắc bệnh so với xã lân cận [1]; Vũ Hoàng Hoa và Phan Văn Yên (2008) phân tích thực trạng môi trường các làng nghề ở Hà Tây [2]; Nguyễn Văn Hiến (2012) đề cập những thách thức của làng nghề trong tiến trình phát Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, sản xuất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN