tailieunhanh - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sản xuất của lợn nái ngoại

Thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym vào khẩu phần đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng và sức đề kháng của lợn con giai đoạn theo mẹ. Thí nghiệm được thực hiện trên 27 lợn nái có khối lượng 200 – 220kg/con, lứa đẻ 3 - 4, chia làm 3 lô, mỗi lô 3 con (lặp lại 3 lần). | Phạm Thị Hiền Lương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 105 - 109 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC PHARSELENZYM ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI NGOẠI Phạm Thị Hiền Lương*, Phan Đình Thắm Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym vào khẩu phần đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng và sức đề kháng của lợn con giai đoạn theo mẹ. Thí nghiệm được thực hiện trên 27 lợn nái có khối lượng 200 – 220kg/con, lứa đẻ 3 - 4, chia làm 3 lô, mỗi lô 3 con (lặp lại 3 lần). Lô TN1 được bổ sung chế phẩm Pharselenzym 15 ngày (từ ngày chửa 100 - đẻ), lô TN2 được bổ sung chế phẩm 30 ngày (từ ngày chửa 85 - đẻ). Liều lượng bổ sung 1g chế phẩm/5kg khối lượng cơ thể. Lô ĐC không bổ sung chế phẩm. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Lợn nái được bổ sung chế phẩm có khối lượng lợn con sơ sinh/ổ cao hơn ĐC 1,04-3,48kg, khối lượng lợn con cai sữa/ổ cao hơn ĐC từ 4,97-14,26kg. Rút ngắn thời gian động dục trở lại từ 1,632,5 ngày so với lợn nái không được bổ sung. Từ khoá: Chế phẩm sinh học Pharselenzym, sinh trưởng, sinh sản, lợn nái, lợn con. MỞ ĐẦU* Trong chăn nuôi lợn, khâu quan trọng nhất là tạo ra đàn lợn con khỏe mạnh. Những năm gần đây, nhiều biện pháp kỹ thuật về giống, thức ăn nhằm tăng năng suất và chất lượng lợn nái đã đạt được những thành tựu lớn lao. Tuy nhiên, để phòng bệnh cho lợn con còn là vấn đề khá nan giải, nhiều loại vacxin được sử dụng trong giai đoạn lợn nái chửa, nhưng hiệu lực đối với lợn con không cao. Chế phẩm sinh học Pharselenzym (của Công ty TNHH thuốc Thú y Việt Nam Pharmavet) với thành phần chủ yếu là Lactobacillus acidophilus và selen hữu cơ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, giải độc, chống viêm, phục hồi chức năng của cơ thể, kích thích tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây hại, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Mặt khác, selen rất dễ chuyển qua nhau thai vào bào thai (Đàm Trung Bảo và cs, 1983). Bổ sung selen hợp lý sẽ điều trị rối loạn sinh sản, tăng sản lượng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN