tailieunhanh - Gian lận báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện gian lận báo cáo tài chính (BCTC) tại các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông qua nền tảng Tam giác gian lận, được đề cập trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240). Đồng thời, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình này tại thị trường Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 4 (2018) 45-55 Gian lận báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tiến Hùng1,*, Huỳnh Văn Sáu2, Nguyễn Trí Dũng3 1 Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An, 938, QL 1A, P. Khánh Hậu, TP. Tân An, Long An, Việt Nam 2 Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh Long An, 51, Trà Quí Bình, , TP. Tân An, Long An, Việt Nam 3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An, Số 1, Võ Văn Tần, , TP. Tân An, Long An, Việt Nam Nhận ngày 17 tháng 01 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện gian lận báo cáo tài chính (BCTC) tại các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông qua nền tảng Tam giác gian lận, được đề cập trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240). Đồng thời, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình này tại thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mô hình được xây dựng dựa trên hai yếu tố Động cơ (Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản và Tỷ suất sinh lời trên tài sản); một yếu tố Cơ hội (Trình độ học vấn); và một yếu tố Thái độ (Ý kiến của kiểm toán viên độc lập). Mô hình này có khả năng dự báo chính xác trên 78% các DNNY thuộc mẫu nghiên cứu và dự báo đúng gần 72% đối với các DNNY ngoài mẫu nghiên cứu. Từ khóa: Tam giác gian lận, gian lận báo cáo tài chính, VSA 240. 1. Giới thiệu đến sự phá sản của các doanh nghiệp này có liên quan đến gian lận về BCTC. Nhiều nhận định cho rằng, nhà quản lý cấp cao của những doanh nghiệp này, gồm cả giám đốc điều hành và giám đốc tài chính, đều bị cho là có liên quan đến việc chỉnh sửa số liệu dẫn đến gian lận BCTC [1]. Với mục đích làm “đẹp” BCTC nhằm thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trên thị trường, nhiều doanh nghiệp thường sử dụng các kỹ thuật gian lận trong lập BCTC như: khai tăng doanh thu, khai giảm .
đang nạp các trang xem trước