tailieunhanh - Tìm hiểu nội dung dạy học Nghi thức lời nói trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học

Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Lần đầu tiên, chương trình môn Tiếng Việt năm 2001 và năm 2006 chính thức đưa NTLN thành một nội dung học tập. Các NTLN trong chương trình hầu hết là các nghi thức được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, gần gũi, phù hợp với nhu cầu giao tiếp bằng lời nói của học sinh. | Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 157 - 162 TÌM HIỂU NỘI DUNG DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Đặng Thị Lệ Tâm* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Lần đầu tiên, chương trình môn Tiếng Việt năm 2001 và năm 2006 chính thức đưa NTLN thành một nội dung học tập. Các NTLN trong chương trình hầu hết là các nghi thức được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, gần gũi, phù hợp với nhu cầu giao tiếp bằng lời nói của học sinh. Việc đưa thêm nội dung dạy học này vào sẽ giúp học sinh biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống của cuộc sống và giúp các em phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các em, hướng các em trở thành những con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong xã hội mới. Từ khóa: Nghi thức lời nói, hoạt động giao tiếp, tiếng Việt, tiểu học, tình huống ĐẶT VẤN ĐỀ* Mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là “phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở học sinh trên cơ sở những tri thức căn bản, nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa tuổi”[1]. Môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi học sinh tiểu học (6-11 tuổi) chủ yếu là ở gia đình và nhà trường. Ở gia đình, các em thường giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị, em Ở trường, đối tượng GT của các em là các thầy cô giáo, bác bảo vệ, các anh chị lớp trên, các bạn cùng học, các em lớp dưới Dù giao tiếp ở gia đình hay nhà trường, nếu theo cách phân vai giao tiếp “căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong cặp vai” [6] thì học sinh tiểu học thường là người ở vai dưới. Trong vai giao tiếp phổ biến của mình, học sinh tiểu học cần biết sử dụng các NTLN làm phương tiện ngôn ngữ để biểu thị thái độ lễ phép, lịch sự, ngoan .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.