tailieunhanh - Đặc điểm tư duy sáng tạo của các nhóm đối tượng học sinh trung học phổ thông trong học Toán
Bài viết này tập trung nghiên cứu đặc điểm tư duy sáng tạo (TDST) ở các nhóm đối tượng học sinh trung học phổ thông (THPT). Qua đó khẳng định rằng: hoạt động nhận thức ở tất cả các đối tượng học sinh THPT đều mang những đặc trưng cơ bản của TDST ở các mức độ khác nhau. GV phải nhận diện được những yếu tố đặc trưng của TDST thể hiện ở mỗi cá nhân HS để có tác động phù hợp làm cho nó phát triển tốt hơn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Trung Tín _ ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH THPT TRONG HỌC TOÁN LÊ TRUNG TÍN* TÓM TẮT Bài viết này tập trung nghiên cứu đặc điểm tư duy sáng tạo (TDST) ở các nhóm đối tượng học sinh trung học phổ thông (THPT). Qua đó khẳng định rằng: hoạt động nhận thức ở tất cả các đối tượng học sinh THPT đều mang những đặc trưng cơ bản của TDST ở các mức độ khác nhau. GV phải nhận diện được những yếu tố đặc trưng của TDST thể hiện ở mỗi cá nhân HS để có tác động phù hợp làm cho nó phát triển tốt hơn. Từ khóa: tư duy sáng tạo, các nhóm đối tượng học sinh THPT. ABSTRACT Creative thinking features of specific student groups (excellent, good, average and below average groups) in studying maths In this paper, authors focus on researching creative thinking features of specific student groups in studying maths in high school. This aims to confirm that cognitive performance of all high school students contains basic characteristics of creative thinking at different levels. Teachers must recognize the characteristic elements of creative thinking expressed in each individual student to have the impacts helping it develop better. Keywords: creative thinking, specific student groups. 1. Mở đầu Ở các trường phổ thông việc rèn luyện tư duy cho học sinh đặc biệt là tư duy sáng tạo (TDST) trong dạy học môn toán chưa được quan tâm một cách đúng mức. Có những quan niệm cho rằng: chỉ có thể dạy tư duy đặc biệt là tư duy bậc cao như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho các HS khá giỏi. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, thực nghiệm của nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học như Rubinstein (1958) [2], Torrance (1974) [13], Guilford (1979) [10], Amabile (1983) [7], Cropley (1992) [14], Perkins (1990) [14] đã chỉ ra rằng: mỗi cá nhân bình thường đều có tiềm năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo nhất định. Sự khác * nhau giữa các cá .
đang nạp các trang xem trước