tailieunhanh - Mô hình nông lâm kết hợp trong hoạt động kinh tế của các dân tộc khu vực miền núi và giải pháp hỗ trợ đồng bào phát triển nông nghiệp bền vững
Phần lớn vùng núi là nới sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người và những hộ gia đình nghèo và đặc biệt khó khăn. Vì vậy những vùng này cần phải được ưu tiên đầu tư, phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ có những chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp mà chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc ít người đã được cải thiện đáng kể. | Trần Viết Khanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 3 - 10 MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC DÂN TỘC KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Trần Viết Khanh1*, Dương Quỳnh Phương2, Nguyễn Tiến Việt3 1 Đại học Thái Nguyên; 2Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 3 Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên TÓM TẮT Phần lớn vùng núi là nới sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người và những hộ gia đình nghèo và đặc biệt khó khăn. Vì vậy những vùng này cần phải được ưu tiên đầu tư, phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ có những chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp mà chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc ít người đã được cải thiện đáng kể. Do đó, việc nghiên cứu mô hình phát triển nông lâm kết hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên, đã có nhiều vấn đề nảy sinh do điều kiện nghèo khó của các hộ dân, vì vậy cần phải có những biện pháp thực tế, tiếp tục giúp đỡ người dân phát triển lâm nghiệp bền vững trên đất canh tác, dần dần chuyển đổi cơ cấu canh tác, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần ổn định cuộc sống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Từ khóa: Mô hình nông – lâm; Nông nghiệp bền vững; Nương rẫy; Dân tộc; Canh tác. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nông lâm kết hợp là phương thức sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, môi trường và văn hoá, xã hội trong phát triển nông nghiệp cộng đồng và phát triển kinh tế nông thôn miền núi. Trong giai đoạn hiện nay, mô hình nông lâm kết hợp là hiện tượng phổ biến trong tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp của các dân tộc dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, mà trước hết là đất, rừng và khí hậu. Chiến lược phát triển bền vững cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi là phải xây dựng các mô hình nông lâm có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, đồng thời phải khai thác cơ hội mô hình nông lâm kết hợp trên cơ sở tổ chức sản xuất và kinh doanh tổng hợp các loại cây trồng, vật nuôi, kết hợp với trồng rừng, .
đang nạp các trang xem trước