tailieunhanh - Sự đổi mới tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam về sức mạnh bảo vệ tổ quốc

Trong thời kỳ đổi mới, bảo vệ Tổ quốc có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc. Kế thừa truyền thống của dân tộc, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quán triệt quan điểm bảo vệ Tổ quốc, là điểm nhất quán trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng. | Nguyễn Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 111 - 114 SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ SỨC MẠNH BẢO VỆ TỔ QUỐC Nguyễn Thị Vân* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong thời kỳ đổi mới, bảo vệ Tổ quốc có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc. Kế thừa truyền thống của dân tộc, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quán triệt quan điểm bảo vệ Tổ quốc, là điểm nhất quán trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng. Đảng đã chú trọng đổi mới nhận thức về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội hiện đại. Từ khóa: Sự đổi mới tư duy, xây dựng Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, quan điểm bảo vệ Tổ quốc. ĐẶT VẤN ĐỀ* Xây dựng và củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ Tổ quốc là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mục đích của cách mạng cũng là mục đích của nền quốc phòng và an ninh là “Giữ cho nước nhà được độc lập, nòi giống được tự do”[1]. Trong tuyên ngôn độc lập (2 9 - 1945), Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [2]. Những quan điểm về bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa (1945 - 1946) và xây dựng miền Bắc (1954 - 1975). Nhận thức này ngày càng hoàn chỉnh hơn trong quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc thống nhất, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, gắn liền với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và những biến động sâu sắc trên bàn cờ chính trị quốc tế. Đảng ta nêu rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng, quyết tâm đem .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN