tailieunhanh - Bài giảng Sinh lý học - Bài 10: Sinh lý hô hấp

Tài liệu “Sinh lý hô hấp” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Đặc điểm hình thái - chức năng của bộ máy hô hấp, chức năng thông khí của phổi, chức năng vận chuyển khí của máu, điều hoà hô hấp. tài liệu để nắm được cấu tạo màng hô hấp, áp suất âm trong khoang màng phổ, chức năng thông khí phổi, quá trình vận chuyển khí của máu. | BÀI 10. SINH LÝ HÔ HẤP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được cấu tạo màng hô hấp, áp suất âm trong khoang màng phổi 2. Trình bày được chức năng thông khí phổi 3. Trình bày được quá trình vận chuyển khí của máu 4. Mô tả được hoạt động của trung tâm hô hấp và các yếu tố tham gia điều hoà hô hấp 5. Nêu được nguyên tắc, ý nghĩa của một số kỹ thuật thăm dò chức năng thông khí phổi Cơ thể sống luôn luôn đòi hỏi được cung cấp oxy để sử dụng trong quá trình chuyển hoá chất và chuyển hoá năng lượng, đồng thời đào thải CO2 (sản phẩm của quá trình chuyển hoá) ra ngoài cơ thể nhằm duy trì một sự hằng định tương đối nồng độ oxy và CO2 trong nội môi. Cơ thể đơn bào có thể trao đổi trực tiếp với môi trường, nhận oxy từ môi trường và thải CO2 trực tiếp ra ngoài môi trường. Cơ thể đa bào, đặc biệt với cấu trúc phức tạp như cơ thể con người thì các tế bào không thể trao đổi trực tiếp oxy và CO2 với môi trường bên ngoài, mà chúng phải thông qua một bộ máy chuyên biệt để cung cấp oxy và đào thải CO2, đó là bộ máy hô hấp. Bộ máy hô hấp của người và động vật có vú bao gồm đường dẫn khí, phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp. Chức năng hô hấp bao gồm chức năng thông khí, vận chuyển khí và hô hấp tế bào. Nội dung bài này chỉ đề cập đến chức năng thông khí, vận chuyển khí và điều hoà hô hấp. Rối loạn chức năng của một bộ phận nào của bộ máy hô hấp đều có thể dẫn đến những quá trình bệnh lý khác nhau. 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY HÔ HẤP . Đường dẫn khí . Đặc điểm hình thái của đường dẫn khí Đường dẫn khí gồm có mũi hoặc miệng, sau đó đến hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản, đến các tiểu phế quản tận là các tiểu phế quản ở trước ống phế nang, đến các túi phế nang và các phế nang. - Mũi, miệng, hầu và thanh quản được xếp là đường hô hấp trên. - Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản đến phế quản và các tiểu phế quản. Để có thể xác định được vị trí giải phẫu và ứng dụng lâm sàng khi soi phế quản, đường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN